Tìm hiểu về Braking Unit là gì và lý do phải sử dụng Braking Unit

Braking Unit la gi

Braking Unit là gì? Tại sao lại phải sử dụng Braking Unit? Đây là câu hỏi băn khoăn và thắc mắc của rất nhiều người. Nếu bạn muốn tìm kiếm cho mình câu trả lời thì cùng theo dõi bài viết dưới đây để được bật mí nhé!

Braking Unit là gì?

Braking Unit
Braking Unit là gì?

Braking Unit hay còn được gọi với cái tên khác là bộ hãm hay bộ hãm thắng. Đây là thiết bị trung gian có chức năng kết nối giữa biến tần và điện trở xả. Trong quá trình giảm tốc, chúng dùng để chuyển năng lượng tái sinh của động cơ thành nhiệt năng.

Lý do phải sử dụng Braking Unit là gì?

ly do su dung Braking Unit
Lý do phải sử dụng Braking Unit là gì?

Trong quá trình hoạt động của động cơ, nếu phải giảm tốc nhanh chóng, đóng ngắt liên tục hoặc moment có quán tính lớn thì động cơ sẽ phát sinh một điện áp trả ngược lại cho DC Bus. Điều đó khiến cho điện áp một chiều (DC) tăng cao. Nếu năng lượng này không bị tiêu hao mà cứ tồn tại mãi thì chúng sẽ quay ngược lại và đánh thủng DC bus, gây cháy nổ IGBT, tụ nạp…

Chính vì vậy trong những ứng dụng động cơ cần thời gian để giảm tốc nhanh hoặc cần đóng ngắt liên tục, quán tính lớn thì cần phải dùng Braking Unit. Điều đó để đảm đảm được an toàn cho biến tần. Bên cạnh đó Braking Unit cũng bảo vệ các thiết bị động cơ tránh tình trạng chúng bị ảnh hưởng bởi các sự cố về điện

Braking Unit có nguyên lý hoạt động như thế nào?

Nguyen ly hoat dong Braking unit
Braking Unit có nguyên lý hoạt động như thế nào?

Trong quá trình biến tần điều khiển các động cơ nếu như động cơ phải giảm tốc nhanh, hoặc đóng ngắt liên tục những tải có quán tính lớn thì khi đó động cơ sẽ phát sinh một điện áp ngược, trả lại cho DC bus và được nạp vào tụ. Điều đó sẽ làm cho Udc tăng lên đột ngột.

Nếu như Udc vượt quá mức cho phép thì Braking Unit sẽ mở van để toàn bộ các phần năng lượng Udc dư thừa được phóng qua điện trở xả. Và chúng sẽ bị tiêu hao dưới dạng nhiệt năng. Điều đó để đảm bảo được an toàn cho biến tần. 

Braking unit Delta sử dụng thế nào mới đúng cách?

Đối với phần đấu dây:

  • Chiều dài dây tối đa để đấu nối giữa Biến tần với Braking unit là: 10m.
  • Chiều dài dây tối đa để đấu nối giữa Braking unit với trở xả là: 5m.

Đối với phần sử dụng các Jumper cài đặt:

  • Jumper cài đặt điện áp đầu vào: Tùy vào điện áp cài đặt mong muốn mà bạn sẽ cắm các jumper trên các mức điện áp khác nhau. Ví dụ như có các mức như 480V, 460V, 440V, 415V, 400V hoặc 380V.
  • Jumper Master/Slave: Tùy thuộc vào việc đấu nối braking là đầu vào hay đầu ra mà chúng ta có thể cắm các jumper là S (Tín hiệu vào) hoặc là M (Tín hiệu ra).
Jumper cai dat
Đối với phần sử dụng các Jumper cài đặt

Đối với phần ứng dụng Biến tần Delta sử dụng kết hợp nhiều Braking unit Delta:

Không phải biến tần nào cũng có dòng Braking unit tương ứng. Chính vì vậy trong một số trường hợp cần phải sử dụng việc kết hợp nhiều bộ braking unit lại với nhau. Điều đó nhằm đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật.

Cách lựa chọn braking unit Delta cho biến tần

Dưới đây là một số cách lựa chọn braking unit Delta cho biến tần:

  • Trong thực tế, có thể sử dụng Braking unit của hãng này để lắp cho biến tần hãng khác. Tuy nhiên để đảm bảo tính đồng bộ tốt nhất thì nên lựa chọn biến tần và braking unit của cùng một hãng.
  • Ngoài việc lựa chọn đúng công suất braking thì bạn cũng cần quan tâm đến việc tính toán điện trở xả lắp cho biến tần.
delta braking unit
Cách lựa chọn braking unit Delta cho biến tần

Trên đây là toàn bộ thông tin về Braking Unit là gì? Những lý do phải sử dụng Braking Unit mà Thietbikythuat muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích!

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Hotline: 0978795566