Ở những bài trước bạn đã được tìm hiểu về động cơ 3 pha đồng bộ. Trong bài này, khách hàng sẽ hiểu hơn về động không không đồng bộ 3 pha. Chúng có cấu tạo phần quay – phần chuyển động. Đặc biệt, hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Sau đây, khách hàng sẽ được tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên lý hoạt động của dòng sản phẩm này.
Động cơ không đồng bộ 3 pha và nguyên lý hoạt động
Nhiệm vụ chính của động cơ 3 pha là chuyển đổi năng lượng dưới dạng điện thành cơ năng. Chúng có ưu điểm dễ dàng điều khiển, lắp đặt và đặc biệt chi phí đầu tư phù hợp. Hiện nay, loại động cơ này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong công nghiêp.
Cấu tạo của động cơ 3 pha không đồng bộ là gì?
Chúng gồm 2 phần chính là phần đứng yên và phần quay:
- Phần đứng yên (Phần Stato)
Cuộn dây được làm từ chất liệu đồng quấn trên 1 khung. Khung này gồm nhiều lá thép ghép lại với nhau. Khi trong mạch có dòng điện, điện năng được biến đổi thành các đường sức từ. Các đường này khép kín và liền mạch.
- Phần chuyển động (Phần Rotor)
Hiện nay có 2 dạng Rotor phổ biến là Rotor lồng sóc và Rotor dây quấn. Xét về tính ưu việt và giá thành thì loại động cơ lồng sóc được khách hàng yêu thích nhiều hơn.
Nguyên Lý hoạt động của động cơ không đồng bộ 3 pha là gì?
Khi cuộn dây được cấp 1 điện áp 3 pha, xuất hiện từ trường trong Stator. Chúng quét qua các thanh đồng của rotor. Khi đó, tạo nên một dòng điện kín. Nhờ đó, xuất hiện suất điện động và dòng điện cảm ứng trong động cơ ba pha.
Moment quay tác động lên Rotor đến từ từ trường quay và dòng điện cảm ứng. Khi đó, Rotor quay theo chiều với từ trường. Đặc biệt, chúng có tốc độ xấp xỉ với tốc độ của từ trường quay.
Công thức xác định hệ số trượt của máy là gì?
s = (n1 – n)/n1 = (Ω1-Ω)/ Ω1
- Một số trường hợp có thể xảy ra gồm:
- n = n1 => s=0
- n=0 => s=1
- n > n1, s <0, đặc biệt Rotor sẽ có chiều quay ngược chiều của từ trường.
- n <0 => s > 1
Chúng ta cùng phân tích kỹ các trường hợp có thể xảy ra.
Trường hợp 1: Rotor quay cùng chiều từ trường, tốc độ n < n1
Lúc này, điện năng được đưa đến stator. Từ trường được biến đổi thành cơ năng dọc theo trục quay. Hay nói cách khác, động cơ làm việc theo chế độ của một động cơ điện.
Trường hợp 2: Rotor quay cùng chiều vời tốc độ n > n1
Lúc này, máy biến cơ năng hoạt động tác động lên trục của động cơ điện. Các cuộn sơ cấp kéo thành hệ điện năng cung cấp cho lưới điện áp. Khi đó, động cơ sẽ làm việc theo cơ chế của chế độ máy phát.
Trường hợp 3: Rotor quay ngược chiều từ trường n < 0 (s > 1)
Với trường hợp này, máy sẽ dùng điện năng ở lưới điện ấp và lấy cơ năng từ động cơ của cuộn sơ cấp. Đây chính là chế độ làm việc hãm điện từ.
Các đường đặc tính của động cơ không đồng bộ 3 pha là gì?
Ta xét công thức tính tốc độ: n=F(P2).
Sau quá trình nghiên cứu và tính toán, động cơ không đồng bộ 3 pha có đặc điểm: Chúng luôn nhận công suất phản kháng từ lưới điện. Khi động cơ tải thì hệ số cos thường nhỏ, <0.2. Ngược lại , dòng điện tăng lên, cos cũng tăng trị số theo.
Các ứng dụng Motor điện 3 pha trong đời sống
Động cơ điện 3 pha hiện là thiết bị xuất hiện ở nhiều nơi. Chúng có ứng dụng và được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa như ngày nay.
Động cơ điện 3 pha được ứng dụng trong lưới điện cung cấp hệ thống tưới tiêu trong nông nghiệp. Chúng giúp tăng năng suất, cải thiện hiệu quả công việc và giảm áp lực lên một số ngành nghề trong công việc và sản xuất. Nhờ đó, hoạt động sản xuất và kinh tế ngày càng đi lên.
Một số ứng dụng khác trong hệ thống lưới điện quốc gia, gia đình cá nhân.
Hy vọng những chia sẻ về động cơ 3 pha và ứng dụng của chúng sẽ giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm này. Nếu còn phân vân hay thắc mắc hãy liên hệ đến công ty để chúng tôi giải đáp chi tiết hơn nhé!