Mạch điều khiển là tổ hợp của nhiều thiết bị và động cơ điện khác nhau. Vậy chúng gồm những gì, bạn đã biết chưa. Đặc biệt, chức năng và cấu tạo ra sao? Bài viết này sẽ bật mí ngay điều này nhé!
Hệ thống linh kiện trong mạch điều khiển gồm có: Điện trở, biến trở, tụ điện và diobe.
Điện trở là gì và phân loại điện trở hiện nay
Về khái niệm điện trở
Điện trở là sự cản trở dòng điện trong một vật dẫn điện. Điện trở quyết định đến chất lượng của vật dẫn. Chẳng hạn, khi điện trở nhỏ thì vật có khả năng dẫn điện tốt. Đặc biệt, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.
Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện đóng quan trọng, không thể thay thế. Chúng hợp thành từ hợp chất cacbon và kim loại. Tùy theo tỷ lệ pha trộn để tạo thành các loại điện trở với trị số khác nhau.
Đơn vị của điện trở là gì?
Một số đơn vị phổ biến gồm Ω (Ohm) , KΩ , MΩ. Trong đó:
1KΩ = 1000 Ω (quy đổi đơn vị quan trọng)
1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω (quy đổi đơn vị quan trọng)
Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch đơn vị
Phân loại điện trở như thế nào?
Hiện nay, có 3 loại điện trở cơ bản gồm:
- Điện trở thường :Chúng có công xuất nhỏ từ 0,125W đến 0,5W
- Điện trở công suất : Chúng có công xuất lớn hơn từ 1W, 2W, 5W, 10W.
- Điện trở sứ, điện trở nhiệt :Tên gọi khác của các điện trở công xuất. Điện trở này có vỏ bọc sứ bên ngoài. Đặc biệt, khi hoạt động chúng sẽ toả nhiệt.
Biến trở – Thiết bị quan trọng của mạch điều khiển
Thực tế biến trở là một dạng của điện trở. Tuy nhiên, biến trở có thể chỉnh để thay đổi giá trị. Chúng có ký hiệu là VR và đặc biệt có hình dạng như sau :
Ứng dụng của biến trở thường ráp trong máy để phục vụ cho quá trình sửa chữa, cân chỉnh của kỹ thuật viên.
Tụ điện trong mạch điều khiển
Cấu tạo của tụ điện là gì?
Thiết bị này gồm hai bản cực đặt song song. Đặc biệt, ở giữa có một lớp cách điện gọi là điện môi. Chất liệu để làm tụ điện gồm có giấy, mica, giấy tẩm hóa chất. Chính vì vậy, tên gọi của tụ điện gắn liền với nguyên liệu tạo thành, chẳng hạn như tụ giấy, tụ gốm hoặc tụ mica.
Đơn vị của điện dung là gì?
Bản chất của điện dung phản ánh khả năng tích điện giữa hai bản cực của thiết bị. Do đó, điện dung bị phủ thuộc vào điện tích ở hai bản cực. Ngoài ra, còn có chất điện môi và khoảng cách các cực.
Công thức tính trị số điện dung là:
C = ξ . S / d
Giải thích công thức:
C ký hiệu là điện dung tụ điện, có đơn vị là Fara (F)
ξ : Là hằng số điện môi của lớp cách điện trong điện dung
d : là ký hiệu chiều dày của lớp cách điện.
S : là ký hiệu diện tích bản cực của tụ điện
Công thức quy đổi chuẩn đơn vị gồm:
1 Fara (F) = 1.000.000 µFara = 1.000.000.000 n F = 1.000.000.000.000 p
1 µ Fara (µF) = 1.000 n Fara
1 n Fara (nF) = 1.000 p Fara
Phân loại tụ điện là gì?
Các tụ điên chính gồm có:
- Tụ giấy
- Tụ điện gốm
- Tụ điện Mica
- Tụ hoá ( Tụ điện có phân cực )
Chú ý: Đối với tụ hóa, sản phẩm là tụ điện có phân cực. Giá trị của tụ hóa từ 0,47µF đến khoảng 4.700 µF. Chúng có ứng dụng với mạch điều khiển có tần số thấp.
Tụ xoay là tụ có thể xoay để thay đổi giá trị của điện dung. Đặc biệt loại tụ này thường được lắp trong radio. Mục đích để thay đổi giá trị của tần số nhằm đạt hiệu tượng cộng hưởng khi dò đài.
Diode – thiết bị trong mạch điều khiển
Diode (Điốt) Bán dẫn là gì?
Đây là loại linh kiện bán dẫn chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định. Đặc biệt không cho dòng điện theo chiều còn lại đi qua.
Hiện nay, đi ốt bán dẫn có nhiều loại khác nhau để khách hàng lựa chọn.
Ứng dụng của Diode bán dẫn là gì?
Mục đích của sản phẩm này nhằm chỉnh lưu nguồn điện xoay chiều thành 1 chiều. Do đó, có ứng dụng trong các mạch điều khiển như:
- Mạch tách sóng
- Mạch ghim áp
- Mạch chỉnh lưu
Một số loại Diode thường gặp là gì?
Loại 1: Diode Zener
Về cấu tạo sản phẩm:
- Cấu tạo hai lớp bán dẫn P – N ghép lại với nhau.
- Có ứng dụng ở chế độ phân cực ngược.
Loại 2: Diode Thu quang. ( Photo Diode )
– Chế độ hoạt động: phân cực nghịch.
– Cấu tạo có vỏ miếng thủy tinh để hấp thụ ánh sáng vào mối P – N.
– Dòng điện tỷ lệ thuận với cường độ của ánh sáng chiếu vào thiết bị.
Loại 3: Diode Phát quang ( Light Emiting Diode : LED )
- Sản phẩm có khả năng phát ra ánh sáng khi được phân cực thuận.
- Điện áp làm việc từ 1,7 đến 2,2.
- Ứng dụng dùng làm đèn báo nguồn, đèn nháy và báo có điện trong thiết bị hoạt động.
Loại 4: Diode Varicap ( Diode biến dung )
Chúng tương tự như tụ điện. Điện dung sẽ thay đổi giá trị khi sử dụng điện áp ngược chiều vào diode.
Loại 5: Diode xung
Công dụng chính của đi ốt xung dùng để chỉnh lưu.
Bên cạnh đó, chúng hoàn toàn có thể thay thế cho đi ốt thường, đi ốt xung.
Loại 6: Diode tách sóng.
Tên gọi khác là diode thủy tinh hoặc diode tiếp điểm. Lý do cho tên gọi này đến từ mặt tiếp xúc giữa hai chất bán dẫn P – N tại 1 tiếp điểm. Ứng dụng trong mạch điều khiển tách sóng tín hiệu.
Loại 7: Diode nắn điện.
Ứng dụng để tiếp mặt trong các bộ chỉnh lưu. Hiện nay, chúng được phân thành 3 loại chính là 1A, 2A và 5A.
Trên đây là những thiết bị quan trọng trong mạch điều khiển. Mỗi bộ phận sẽ có một vai trò và nhiệm vụ cụ thể. Hy vọng sau khi đọc xong bài này, bạn sẽ nắm chắc hơn về kiến thức cũng như bổ sung thêm một mảng nền tảng vững chắc mới nhé.