Hiện tượng phóng xạ là gì? Tác hại của phóng xạ đến sức khỏe con người

phong

Phóng xạ là gì? Tại sao bức xạ lại có hại cho sức khỏe con người? Và những tác hại của phóng xạ đến sức khỏe con người là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng phóng xạ và những tác hại nguy hiểm của nó tới chúng ta nhé!

Hiện tượng phóng xạ

Không bao lâu sau phát minh của Roentgen về các tia mang tên của chính ông, vào năm 1896 Becquerel đã tìm ra hiện tượng phóng xạ tự nhiên khi quan sát thấy muối uran và những hợp chất của nó có sức đâm xuyên khá mạnh và tính phát ra những tia không nhìn thấy được. Vào năm 1902 Curie tìm ra đồng vị phóng xạ Radium. Năm 1932 người ta xác nhận sự tồn tại của neutron và nhận ra rằng khi dùng neutrron bắn phá các hạt nhân khác thì sẽ thu được các hạt nhân phóng xạ mới.

Vậy hiện tượng phóng xạ là gì? Hiện tượng hạt nhân nguyên tử biến đổi để từ đó trở thành một hạt nhân nguyên tử khác hoặc ở trong một trạng thái năng lượng khác gọi là hiện tượng phóng xạ. Trong quá trình biến đổi đó nếu hạt nhân phát ra những tia có năng lượng lớn thì gọi là các tia phóng xạ hay còn gọi là bức xạ hạt nhân.

Sự phóng xạ

a. Định nghĩa

Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân tự phóng ra những bức xạ gọi là tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác.

Ví dụ: 1e0  là chùm positron

su phong

Tia phóng xạ qua điện trường:

tia phong xa qua dien truong
Tia phóng xạ qua điện trường

b. Đặc điểm

  • Quá trình phóng xạ là do những nguyên nhân ở bên trong hạt nhân và nó hoàn toàn không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, áp suất …
  • Mắt thường không thể nhìn thấy được tia phóng xạ.
  • Tia phóng xạ có một số tác dụng như:
    • Ion hóa môi trường.
    • Gây ra các phản ứng hóa học.
    • Bị lệch khi đi qua điện trường…
tia phong
Đặc điểm của sự phóng xạ

Tại sao bức xạ lại có hại cho sức khỏe con người

Phóng xạ có khả năng phá hủy cơ thể rất mạnh ở cấp độ tế bào, nó sẽ làm hư hại phân tử AND. Các tế bào có AND nếu bị hư hại thì sẽ chết đi hoặc diễn ra quá trình sửa chữa. Khi đó trong quá trình sửa chữa tự nhiên cũng có thể xảy ra những sai lầm, điều đó dẫn đến sự hình thành của các tế bào ung thư. Ở các cấp độ khác nhau thì cơ thể của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng khác nhau, dù ít hay nhiều. Mức độ tác hại phụ thuộc phần lớn vào thời gian tiếp xúc và cường độ của phóng xạ.

Những tác hại của phóng xạ đến sức khỏe con người

Khi con người bị tác động bởi các bức xạ ion ở mức thấp thì việc gây tác hại không thể nhận biết ngay được. Chính vì vậy mà phải sau một thời gian chứng bệnh mới biểu hiện. Tuy nhiên nếu chiếu lên cơ thể một liều lượng quá lớn so với mức giới hạn tối đa cho phép thì chỉ khoảng sau 7 – 10 ngày thì tình hình bệnh trạng đã xuất hiện rõ. Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với các bức xạ ion thì nguy hiểm nhất là dẫn đến ung thư.

  • Da, tóc: Rụng tóc, ung thư da.
  • Mắt: Đục thủy tinh thể.
  • Đối với tuyến giáp: Có thể gây ra bệnh cường giáp, ung thư tuyến giáp.
  • Phổi: Ung thư phổi.
  • Huyết học và miễn dịch: Số lượng tế bào lympho của máu sẽ giảm đi, từ đó cơ thể sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Tiêu hóa: Gây ra tình trạng buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
tac hai cua phong
Những tác hại của phóng xạ đến sức khỏe con người
  • Thần kinh: Bức xạ giết chết các tế bào thần kinh và các mạch máu nhỏ, từ đó có thể gây co giật và thậm chí là chết ngay lập tức.
  • Tim mạch: Làm hủy hoại trực tiếp đến các mạch máu nhỏ, có thể gây suy tim và có thể dẫn đến tử vong.
  • Sinh dục: Suy thoái tiền liệt tuyến, tinh hoàn, ung thư vú, buồng trứng.
  • Tủy xương: Ảnh hưởng trực tiếp tới tủy xương nơi có vai trò sản xuất ra các tế bào máu dẫn tới nguy cơ mắc các căn bệnh khó chữa như máu trắng, ung thư máu.

So sánh mức độ nguy cơ khi tiếp xúc với phóng xạ (đơn vị Sv)

Mức độ bình thường: Không triệu chứng, không có nguy cơ bị ung thư
0,00001-0,0004 Chụp X-quang trong nha khoa, y khoa.
0,0024 Bức xạ tự nhiên mà mỗi người có thể chịu được trong một năm.
0,01 Chụp CT toàn cơ thể tdùng rong y học.
Triệu chứng không có ngay lập tức, tăng nguy cơ bệnh tật nghiêm trọng sau này trong cuộc sống
0,1 Giới hạn cho những người làm việc ở trong môi trường có phóng xạ mỗi 5 năm.
0,35 Độ phát hiện trong thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26/4/1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina bị nổ.
0,4 Độ phát hiện phóng xạ trong sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau 1 trận động đất và sóng thần Sendai vào năm 2011.
1 Có thể gây ra bệnh tật và gây ra tình trạng buồn nôn bức xạ.
Có khả năng gây tử vong bệnh bức xạ, nguy cơ cao hơn bị ung thư sau này trong cuộc sống
2 Bệnh bức xạ cấp tính.
5 Một liều duy nhất có thể có khả năng giết chết một nửa số người tiếp xúc trong vòng 1 tháng.
6 Mức độ tiêu biểu là của công nhân trong thảm họa Chernobyl đã chết chỉ trong vòng một tháng.
10 Gây tử vong chỉ trong vòng vài tuần.

Mối liên quan giữa triệu chứng, mức độ tiếp xúc và thời gian để khởi phát triệu chứng

Thông thường thì bệnh bức xạ cấp tính có biểu hiện khi tiếp xúc phóng xạ với một liều lượng lớn trong khoảng một thời gian ngắn. Nếu tiếp xúc lâu dài thì tình trạng này cũng xảy ra.

Liều phóng xạ 1-2 Sv 2-6 Sv 6-8 Sv 8-10 Sv
Triệu chứng sớm        
Buồn nôn 6 giờ 2 giờ 1 giờ 10 phút
Tiêu chảy   8 giờ 3 giờ 1 giờ
Đau đầu   24 giờ 4 giờ 2 giờ
Sốt   3 giờ 1 giờ 1 giờ
Triệu chứng muộn        

Chóng mặt

Mất phương hướng

    1 tuần Ngay lập tức

Yếu đuối

Mệt mỏi

4 tuần 1-4 tuần 1 tuần Ngay lập tức

Rụng tóc

Nôn ra máu và tiêu ra máu

Nhiễm trùng

Chậm lành vết thương

Hạ huyết áp

  1-4 tuần 1 tuần Ngay lập tức

Trên đây là toàn bộ thông tin về hiện tượng phóng xạ, những tác hại của phóng xạ đến sức khỏe con người và bảng so sánh các mức độ nguy cơ khi tiếp xúc với phóng xạ mà thietbikythuat muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết trên giúp bạn có thêm được cho mình nhiều thông tin hữu ích!

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Hotline: 0978795566