Công tắc dòng chảy hay còn gọi là Flow Switch là loại công tắc báo dòng chảy được áp dụng cho bất kỳ loại chất lỏng nào. Nó được sử dụng rộng rãi trong hệ thống bơm dầu, hệ thống làm mát, khí nén, chữa cháy… Vậy công tắc dòng chảy là gì? Nó có những chức năng gì?
Có thể bạn chưa biết, hiện nay công tắc dòng chảy là một thiết bị được áp dụng rất rộng rãi trong đời sống, đặc biệt trong ngành công nghiệp thì vai trò của nó càng quan trọng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé, bạn sẽ hết tò mò tại sao Flow switch lại được áp dụng rộng rãi và đóng một vai trò vô cùng quan trọng thôi.
Công tắc dòng chảy là gì?
Công tắc dòng chảy là thiết bị cảm biến hiện đại và được ưa chuộng nhất hiện nay. Chức năng chính của nó là phát hiện dòng chảy đi qua từ đó có nhiệm vụ báo chất lỏng ở trong đường ống có còn hay không. Lý do chính gọi thiết bị này là công tắc vì ngõ ra của nó chỉ có 2 trạng thái là ON và OFF tương ứng với chất lỏng còn hoặc hết ở trong đường ống.
Cấu tạo của công tắc dòng chảy
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến dòng chảy khác nhau nhưng một điểm chung của tất cả thiết bị đó là đều có cấu tạo bao gồm 2 phần chính là: Phần housing, phần cảm biến, ren kết nối và cách đấu dây.
Phần thân – housing
Là phần nằm ở phía bên ngoài của đường ống và là phần xử lý chính, quan trọng nhất của thiết bị. Phần này bao gồm chân ren, switch on/off, dây dẫn…. Khi có tác động cơ học từ phần cảm biến thì thiết bị cảm ứng dòng chảy sẽ trả về một trong 2 trạng thái chính là ON hoặc OFF.
Phần cảm biến – measurement stem
Là phần tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng và nằm ở bên trong đường ống. Nó có thể là dạng que hoặc dạng mỏng… và được làm bằng inox, đồng, thép…. Chức năng chính của phần cảm biến là phát hiện dòng chảy và đưa tín hiệu về phần housing để xử lý.
Phần ren kết nối
Đây là phần tương đối quan trọng bởi nó kết nối giữa cảm biến với đường ống. Ren kết nối phải đúng chuẩn để chất lỏng không bị rò rỉ và đảm bảo an toàn.
Cách đấu công tắc dòng chảy
Kết nối điện thuộc phần điều khiển để lấy tín hiệu ON – OFF báo khi lưu chất đi qua cảm biến dòng chảy hay không. Một Flow switch điện tử thường sẽ có hai mức cảnh báo : lưu lượng thấp và lưu lượng cao trên cùng một thiết bị.
Việc cài đặt cũng khá đơn giản chỉ cần xác định mức lưu lượng đang qua cảm biến dòng chảy và xác nhận bằng nút nhấn hoặc bút từ để cảm biến nhận biết. Khi tới lưu lượng đó thì cảm biến tự ON lên, khi dưới mức lưu lượng thì cảm biến sẽ OFF.
Thông số kỹ thuật của công tắc dòng chảy TFS-35N
- Nguồn cấp : 12…34Vdc
- Tín hiệu ngõ ra : 2 x PNP max 300mA
- Đầu dò : 7.2 x 20mm
- Điện trở load : 800 ohm @ 24Vdc
- Ren kết nối : G1/2 tiêu chuẩn
- Dòng max của công tắc : max 300mA để đóng relay trung gian
- Nhiệt độ ngõ ra : 15oC, 30oC, 45oC, 60oC, 75oC
- Điện áp ngõ ra : 1.5Vdc
- Lưu lượng : 1 đến 150 cm/s cho nước
- Mức bảo vệ : IP67, IP68
- Thời gian đáp ứng : 2-10s
- Áp suất chịu được 100 bar
- Trọng lượng : 150 g
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của Flow switch khá đơn giản. Trong mỗi đường ống khi có chất lỏng chảy qua thì chắc chắn sẽ tồn tại một áp lực nhất định. Ngoài ra, tốc độ chảy của chất lỏng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào áp suất, kích thước của đường ống, kích thước của đường ống. Khi chất lỏng chảy trong đường ống với lực đủ lớn thì tác động trực tiếp lên công tắc và lúc đó nó sẽ trả về tín hiệu ON. Và ngược lại khi không có chất lỏng chảy qua đường ống thì thiết bị ở trạng thái OFF. Như vậy bạn có thể thấy nguyên lý hoạt động của công tắc dòng chảy khá đơn giản và không có điều gì là quá khó hiểu đúng không?
Trên cảm biến dòng chảy có 5 Led tương ứng với 5 mức lưu lượng công tắc dòng chảy có thể cảm nhận được và thay đổi trạng thái. Dựa vào các Led trạng thái này chúng ta dể dàng biết được mức lưu lượng đang đi qua thiết bị đo dòng chảy.
Led màu cam Sáng tương ứng với tín hiệu ngõ ra đã ON và ngược lại, nếu không sáng tức là đang OFF.
Ứng dụng của cảm biến TFS-35N
Công tắc dòng chảy hiện nay được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng đều có thể áp dụng thiết bị này, dưới đây là một số ứng dụng của công tắc dòng chảy:
- Kiểm soát, bảo vệ máy bơm nước, giúp máy tránh khỏi sự cố chập cháy, từ đó làm hư máy.
- Được dùng chủ yếu trong các hệ thống sưởi ấm với chức năng chính là dừng nguồn cung cấp nhiệt khi bơm ngừng hoạt động hoặc không có dòng chảy.
- Công tắc dòng chảy cũng được dùng trong những thiết bị như bộ điều khiển nhiệt độ, van đóng, van xả nhiệt, nó giúp bảo vệ những thiết bị có độ nhạy cảm về nhiệt được kể ở trên.
- Đo dòng chảy của xăng, dầu ở trong đường dẫn.
- Đo lưu lượng hóa chất, nước thải ở trong đường ống từ đó giúp phát hiện tắc nghẽn đường ống.
- Ngoài ra ở trong các hệ thống làm mát bằng nước, khí thì cũng rất cần đến công tắc dòng chảy.
Cách lắp đặt công tắc dòng chảy phi 34
Trên thực tế việc lắp đặt TFS-35N khá đơn giản và không để lại quá nhiều khó khăn.
- Đầu tiên bạn cần tạo một lỗ với kết nối ren G1/2.
- Sau đó lắp cảm biến vào vị trí kết nối ren này.
- Cảm biến dòng chảy có độ dài 20mm vừa đủ để lắp cho phi 34
- Việc lắp đứng trên đường ống sẽ cho kết quả chính xác hơn so với lắp ngang trên đường ống dù là cảm biến dòng chảy điện tử.
Một lưu ý trong quá trình lắp đặt công tắc dòng chảy: Khi trên đường ống có nhiều co, van thì bắt buộc phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ công tắc đến co hoặc van đó.
Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng công tắc dòng chảy với bộ thời gian để điều chỉnh thời gian đóng, ngắt motor, để hẹn giờ bật/tắt motor nhằm tránh những trường hợp báo giả hoặc độ chính xác của công tắc thấp.
Có thể bạn quan tâm : cảm biến áp suất nước
Phân loại Flow Switch
Hiện nay công tắc dòng chảy được chia ra làm hai loại chính là công tắc dòng chảy dạng cơ và công tắc dòng chảy điện tử. Dưới đây là đặc điểm của 2 loại công tắc dòng chảy:
Công tắc cảm biến dòng chảy 220V
Loại công tắc này thường được sử dụng cho hệ thống dân dụng và bán công nghiệp là chính. Nó có độ nhạy tương đối tốt, độ bền trung bình và có tính ổn định nhất định. Tuy nhiên loại dòng chảy dạng cơ thì có độ bền tương đối thấp so với dòng chảy điện tử nên phải thay thế định kỳ. Một ưu điểm rất lớn của loại công tắc cơ này là giá thành rẻ và việc lắp đặt cũng vô cùng dễ dàng.
Công tắc dòng chảy điện tử
Được sử dụng rộng rãi trong hệ thống PCCC tự động, dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống hoặc bơm công nghiệp công suất lớn… Ưu điểm của loại điện tử này là có độ nhạy cao, độ bền cao, hoạt động ổn định thời gian dài mà không cần bảo trì. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là giá thành tương đối cao so với loại công tắc dạng cơ.
Mỗi loại cảm biến dòng chảy sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng để từ đó bạn có thể chọn được loại phù hợp nhất.
Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng TFS-35N
Trong các hệ thống máy móc ở ngành công nghiệp, cảm biến dòng chảy được đánh giá là một thiết bị quan trọng và không thể thiếu. Chính vì nó quan trọng nên việc lắp đặt cũng phải chú ý và dành nhiều thời gian hơn. Dưới đây là một số lưu ý khi lắp đặt công tắc dòng chảy mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc:
- Khi điện đang bật, tuyệt đối bạn không được tháo hoặc lắp TFS-35N vì nếu làm như vậy có thể gây sốc điện và dẫn đến nhiều sự cố nguy hiểm khác.
- Chỉ sử dụng đinh vít trong những trường hợp cần thiết và phải thực hiện theo đúng khuyến cáo.
- Lắp đặt Flow switch đúng chiều để chất lỏng vận hành đúng và chính xác.
- Đọc kỹ cách lắp đặt của nhà sản xuất trước khi lắp đặt để lắp đúng, tránh làm mất thời gian.
Không ai trong mỗi chúng ta có thể phủ nhận được những chức năng và vai trò to lớn mà chiếc Flow switch mang lại. Với thiết kế hiện đại, những ưu điểm vượt trội, chiếc TFS-35N ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực trong đời sống.
Giá công tắc dòng chảy
Nếu bạn đang có nhu cầu mua một chiếc cảm biến dòng chảy hoặc còn điều gì thắc mắc về sản phẩm thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua SĐT : 0937.27.55.66 để được đội ngũ nhân viên gửi đến bạn những tư vấn kịp thời và chi tiết nhất. Chúng tôi cam kết sẽ mang tới quý khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất trên thị trường hiện nay.