Que đo mực nước hay cảm biến đo mức dạng que, là thiết bị quá quen thuộc với chúng ta trong việc đo lường và kiểm soát chất lỏng nói chung. Vậy đặc điểm và ưu nhược điểm của dòng thiết bị đo mức này có gì đặc biệt? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết ngắn này nhé!
Que đo mực nước
Que đo mực nước thực chất là tên gọi khác đi của cảm biến đo mức nước dạng que. Nước ở đây nói chung là chất lỏng, dung môi,…
Que đo mực nước là phương pháp đo mức phổ biến ở thời kỳ trước, chỉ sau phao báo mức. Cho đến thời điểm hiện tại, que đo mực nước vẫn được sử dụng trong rất nhiều ứng dụng, mà không đặt nặng vấn đề chính xác cao.
Về phân loại, hiện nay cảm biến mực nước dạng que có nhiều cấu hình như:
- Loại 3 que
- 4 que
- Loại có 5 que đo,…
Mỗi loại sẽ tương thích với một điều kiện đo khác nhau. Mang đến những kết quả đo có độ chính xác hoặc chi tiết hơn.
Nhưng để đo trong những hệ thống cần độ chính xác cao thì phải sử dụng các cảm biến như siêu âm, radar…
Các que đo này được kết nối với một bộ điều khiển có tên gọi tắt là CDSU. Bộ điều khiển này có chức năng điều khiển ngõ ra của relay ON/OFF. Và chúng còn có thể điều khiển được độ nhạy của các que đo.
Đặc điểm của que đo mức nước
Đặc điểm của que đo mức nước có một số điểm nhấn đáng quan tâm như sau:
- Là dạng cảm biến báo đầy báo cạn phổ biến
- Hệ thống đo bao gồm bộ điều khiển hiển thị kết nối với 3 que đo
- Có một que làm chuẩn, các que khác làm điểm đo
- Dùng trong môi trường nước dẫn điện
- Có thể sử dụng trong môi trường hoá chất, axit, chất ăn mòn…
- Hoạt động theo phương pháp đo mức điện dung
- Có nhiều cấu hình tuỳ chọn cho nhiều ứng dụng thăm dò
Ưu nhược điểm của que đo mực nước
Ưu điểm
- Giá thành rẻ
- Có nhiều hãng sản xuất để lựa chọn
- Có nhiều cấu hình cho từng ứng dụng khác nhau
- Đo được nhiều loại môi chất dẫn điện khác nhau
- Thiết kế nhỏ gọn, chịu được áp suất và nhiệt độ cao
- Dễ sử dụng
Nhược điểm
- Độ chính xác chưa cao
- Có nhiều que, việc lắp đặt phức tạp hơn
- Chỉ thích hợp đo chất lỏng dẫn điện
- Giới hạn về khoảng cách đo, tối đa chỉ đạt khoảng 3 mét
- Công nghệ lỗi thời
Ứng dụng của que đo mực nước
Cho dù được đánh giá là một công nghệ cũ, công nghệ lỗi thời. Nhưng thực tế hiện nay, các nhà máy vẫn còn sử dụng khá nhiều thiết bị đo mức nước dạng que. Chúng bao gồm luôn cả các dạng cảm biến đo mức tiếp xúc nói chung như:
- Cảm biến đo mức điện dung
- Cảm biến radar đo mức nước tiếp xúc…
Tuy 2 thiết bị trên cùng là đo mức dạng que nói chung. Nhưng chúng đều mang trong mình những công nghệ mới, hiện đại hơn que đo mức nước rất nhiều.
Chúng ta hãy cùng xem xét các ứng dụng mà cho đến thời điểm hiện tại, que đo mức nước vẫn được tin dùng.
Đo mức nước trong bồn
Trong trường hợp này, chúng ta có thể lựa chọn nhiều cấu hình đo. Nhưng cơ bản nhất vẫn là cấu hình với 3 que đo.
Trong đó, một que đo làm chuẩn. 2 que còn lại có: 1 que dài đo điểm cạn, 1 que ngắn đo điểm đầy.
Nguyên lý hoạt động như sau:
Khi nước trong bồn được xả sử dụng đến điểm cuối que đo dài. Thì lúc này que đo sẽ gửi tín hiệu về độ điều khiển, kích hoạt relay đóng contactor hoặc kích mở van cho nước, dung dịch được chảy vào bồn. Hoạt động này kéo dài cho đến khi mức nước dân lên đến đầu que đo ngắn.
Ngay lập tức tín hiệu trên que đo ngắn dc gửi về bộ điều khiển, kích ngắt relay, nhả contactor ngắt bơm hoặc là kích đóng van lại. Quá trình cứ lăp lại như vậy cho đến khi thay đổi chương trình, hay hệ thống.
Tương tự như thế, chúng ta có ứng dụng cho cảm biến đo mức nước dạng 5 que.
Trong trường hợp này chúng ta sẽ có 1 que đo làm chuẩn. Và 4 que để xác định 4 mức bên trong bồn hay si lo chứa môi chất. Tại tín hiệu phát hiện của mỗi que. Sẽ có một tác vụ được thực thi tương tự như ví dụ trên.
Đọc đến đây, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ nguyên lý của que đo mức nước cũng như những ứng dụng của chúng rồi đúng không nào?
Mọi thắc mắc hay góp ý về bài viết, các bạn để lại bình luận bên dưới nhé! Cảm ơn!