Nếu bạn đang tìm hiểu về SSR 3 pha thì trong bài viết này bạn sẽ biết được SSR 3 pha là gì? Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của SSR 3 pha trong công nghiệp hiện đại.
“Tại sao nên sử dụng SSW 3 pha trong hệ thống điện công nghiệp?” Bài viết này giải thích về lợi ích và lý do tại sao nên sử dụng SSW 3 pha trong hệ thống điện công nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung về các ứng dụng của SSW 3 pha trong các hệ thống điện công nghiệp, bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.
Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết để viết nội dung về chủ đề SSW 3 pha. Nếu cần thêm thông tin hoặc có câu hỏi gì khác, bạn hãy liên hệ lại với mình nhé.
Tìm hiểu về SSR 3 Pha
Nếu như bạn không quá quan tâm về thông số kỹ thuật liên quan tới SSR 3 pha thì bạn không cần phải biết SSR 3 pha là gì hay cấu tạo và nguyên lý của SSR 3 pha. Còn nếu như bạn muốn hiểu rõ hơn tất tần tật về SSR 3 pha thì bài viết này dành cho bạn. Tất nhiên, mình sẽ không đề cập quá chuyên sâu các thiết bị liên quan bởi trong bài viết này mình chỉ muốn nói về SSR 3 pha mà thôi.
Cùng tìm hiểu xem SSR 3 pha có gì khác với SSR 1 pha không nhé.
SSR 3 pha là gì ?
SSR 3 pha là chữ viết tắt của Solid State Relay 3 pha, đây là một loại thiết bị điều khiển động cơ 3 pha, điện trở sấy 3 pha hay các lò sấy bằng hồng ngoại 3 pha, nó được sử dụng tương tự như một công tắc tơ truyền thống nhưng có tốc độ điều khiển nhanh hơn, không gây ra tiếng ồn và có thể điều chỉnh chiết áp một cách dễ dàng.
Cấu tạo của SSR 3 pha bao gồm ba khối SSR 1 pha được kết nối với nhau để điều khiển cho tải 3 pha. Mỗi khối SSR 1 pha bao gồm một cặp transistor hoặc thyristor, điều khiển bởi một tín hiệu điện dạng relay ON-OFF hoặc Analog 4-20mA / 0-10V. Khi tín hiệu này được đưa vào, các transistor hoặc thyristor sẽ dẫn điện và cho phép dòng điện chạy qua SSR 3 pha mà không gây ra tiếng ồn như Contactor truyền thống.
Nguyên lý hoạt động của SSR 3 pha tương tự như SSR 1 pha, tuy nhiên nó được sử dụng để điều khiển tải 3 pha. Các transistor hoặc thyristor trong SSR 3 pha được điều khiển bởi một mạch điện tử điều khiển, giúp tắt mở nguồn điện đến các cuộn cảm của động cơ 3 pha theo chu kỳ để điều chỉnh ngõ ra của tải cho phù hợp.
SSR 3 pha được sử dụng trong nhiều ứng dụng, như điều khiển tốc độ động cơ, điều khiển nhiệt độ trong hệ thống HVAC, điều khiển nhiệt độ lò sấy, điều khiển bơm và các ứng dụng công nghiệp khác. Với thiết kế nhỏ gọn, chính xác và độ tin cậy cao, SSR 3 pha được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng điều khiển nhiệt độ các lò sấy, khởi động động cơ…
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động SSR 3 pha
SSR (Solid State Relay) 3 pha là một thiết bị điện tử được sử dụng để điều khiển tải điện 3 pha. Tại phần động lực hay còn gọi là tải thì SSR 3 pha gồm 3 cực đầu vào ( tạm gọi là L1 – L2 – L3 ) và 3 cực đầu ra ( tạm gọi là T1 – T2 – T3 ) tương tự như một contactor truyền thống.
Tại phần điều khiển sẽ có 02 loại : tiếp điểm và dùng tín hiệu Analog để điều khiển. Đối với loại tiếp điểm thì SSR 3 pha hoạt động tương tự như một contactor nhưng nó là một relay bán dẩn. Đối với loại tín hiệu điều khiển là analog thì chúng ta sẽ có 02 loại tín hiệu điều khiển là 4-20mA hoặc 0-10V.
Về nguyên lý hoạt động của SSR 3 pha cũng khá đơn giản cho 02 loại điều khiển này như sau :
- Nguyên lý điều khiển SSR 3 pha loại tiếp điểm : khi nhận tín hiệu điều khiển 4-32Vdc hoặc 90-280Vac tại chân điều khiển thì L1 – L2 – L3 sẽ thông mạch với T1 – T2 – T3. Khi mất tín hiệu thì tiếp điểm L1 – L2 – L3 sẽ ngắt với T1 – T2 – T3.
- Nguyên lý điều khiển SSR 3 pha Analog 4-20mA/0-10V sẽ khác biệt hoàn toàn so với loại tiếp điểm. Khi có tín hiệu điều khiển 4-20mA ( 0-10V ) cấp vào chân điều khiển thì L1 – L2 – L3 và T1 – T 2 – T3 sẽ thông mạch với nhau. Tuy nhiên, tải sẽ hoạt động biến thiên tăng giảm tùy thuộc vào tín hiệu đầu vào SSR 3 pha. Khi SSR 3 pha nhận 4mA thì tương ứng với tải thấp nhất và gần như là không hoạt động. Khi dòng điện điều khiển tăng dần thì tải sẽ tăng dần cho tới 20mA để đạt công suất max. Điều này có nghĩa là khi 4mA thì SSR sẽ chạy tại 0%, 12mA SSR sẽ chạy tại 50% và 20mA SSR sẽ chạy tại 100% công suất của nó.
Cách điều khiển SSR 3 pha
Như mình đã chia sẻ ở trên thì để điều khiển SSR 3 pha bạn cần phải biết loại SSR 3 pha mà mình đang sử dụng để chọn bộ điều khiển cho phù hợp. Tức là để điều khiển SSR bạn cần có một bộ điều khiển nhận tín hiệu từ chiết áp, cảm biến nhiệt độ hay từ PLC để chuyển đổi giá trị cần hiệu chỉnh sang tín hiệu điều khiển sang SSR 3 pha.
Nói cách khác các thiết bị bạn cần gồm :
- Thành phần đo lường hoặc điều khiển : cảm biến nhiệt độ, chiết áp, plc…
- Bộ điều khiển SSR 3 pha : đây là một bộ nhận tín hiệu từ thành phần đo lường
SSR 3 pha điều khiển Relay
SSR 3 pha điều khiển relay là một trong những cách sử dụng phổ biến và đơn giản nhất với tín hiệu điều khiển đầu vào dạng DC 4 – 32Vdc hoặc 90-280Vac. Tức là bạn chỉ cần cấp một tín hiệu điều khiển dạng relay AC hoặc DC vào chân điều khiển thì ngay lập tức các thành phần điện tử bên trong SSR sẽ được kích hoạt và mở đường dẫn cho các tiếp điểm L1 – L2 – L3 sẽ đóng với T1 – T2 – T3.
SSR 3 pha điều khiển Relay thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp để điều khiển các thiết bị có dòng điện lớn như máy nén khí, máy bơm, máy cắt, v.v. SSR 3 pha có độ tin cậy cao và tuổi thọ lâu dài hơn so với các loại relay cơ học.
SSR 3 pha điều khiển Analog 4-20mA / 0-10V
SSR 3 dạng điều khiển 4-20mA hay 0-10V được xem là giải pháp hiện đại nhất trong điều khiển SSR, chính xác nhất và cũng mắc tiền nhất trong tất cả các loại điều khiển. Khi bạn cần độ chính xác thì SSR 3 pha với điều khiển Analog 4-20mA / 0-10V được xem là giải pháp duy nhất có thể làm được điều đó.
Tất nhiên khi bạn sử dụng một SSR 3 pha với tín hiệu điều khiển là 4-20mA/ 0-10V thì cũng phải đi kèm với một bộ điều khiển 4-20mA/0-10V tương ứng & tốn nhiều chi phí hơn.
SSR 3 pha có độ tin cậy cao và ít bị hỏng hóc so với loại SSR 3 pha điều khiển ON – OFF Relay bởi nó không có bộ chuyển đổi cơ học nên việc bảo trì và thay thế ít hơn.
Tiết kiệm năng lượng nhiều hơn bởi sự điều khiển là liên tục giống như việc dùng inverter để khởi động và điều khiển động cơ. SSR 3 sử dụng 4-20mA / 0-10V để điều khiển giúp SSR luôn luôn hoạt động và có thể tăng giảm công suất một cách nhanh chóng.
Việc sử dụng SSR 3 pha sẽ trở nên đơn giản dể dàng hơn rất nhiều trong cài đặt, lắp đặt, sử dụng đối với người am hiểu điều khiển analog 4-20mA / 0-10V.
Tom lại, việc sử dụng SSR 3 pha điều khiển analog 4-20mA / 0-10V là phương án tối ưu nhất giúp tiết kiệm năng lượng mà lại có độ chính xác cao, độ ổn định theo thời gian, ít hư hỏng, cài đặt và sử dụng dễ dàng. Đây là một sự lựa chọn cho những ai cần độ chính xác cao, tin cậy, ổn định.
Các loại SSR 3 pha thường dùng
Một điều mà mình thường thấy nhất trong các đối tác của mình khi liên hệ về SSR 3 pha đó chính là chưa biết nên chọn loại nào cho phù hợp. Bởi sẽ có 02 loại khác nhau và lại có 02 tín hiệu điều khiển khác nhau. Như vậy, có tới 4 loại tín hiệu điều khiển khác nhau:
Điều khiển Relay :
– DC : 4-32Vdc
– AC : 90-280Vac
Điều khiển Analog :
– Tín hiệu dòng : 4-20mA
– Tín hiệu áp : 0-10V
Như vậy, sẽ có tới 4 cách điều khiển cho SSR 3 pha cùng một công suất. Vậy, bạn cần phải hiểu rõ mình cần loại nào hoặc đang muốn sử dụng loại nào? Cùng tìm hiểu để hiểu thêm nhé.
SSR 3 pha 40A điều khiển relay
Chúng ta có thể sử dụng RSR62-48D40 zero – crossing switch với điều khiển ON-OFF relay có thông số :
- Loại SSR 3 pha
- Điều khiển 4-32 VDC
- Dòng max 40A
- Điện áp điều khiển tải 24 – 530Vac
- Điện áp tải : 24-530V ac
- Tần số : 47 – 63 Hz
- Điện áp kích hoạt Min 4Vdc
- Điện áp ngưng điều khiển 1Vdc
- Thời gian đáp ứng < ½ chu kỳ
- Dòng điều khiển lớn nhất 35mA @ 32Vdc
Dòng SSR 3 pha RSR62-48D40 được dùng cho các tải 3 pha có dòng nhỏ 40A, sử dụng tốt nhất tại 20-35A. Dòng 40A là dòng tải lớn nhất có thể chịu được nên các tải hoạt động tốt nhất chỉ 80% so với giá trị của thiết bị.
Nếu bạn muốn sử dụng SSR 3 pha tải 40A với độ chính xác cao thì RSR92-48W40-T với tín hiệu điều khiển 4-20mA tương ứng với tải 0-40A. RSR92-48W40-T sẽ có những ưu điểm hơn so với RSR62-48D40 như :
- Loại SS3 3 pha, điều khiển 4-20mA
- Tín hiệu điều khiển 4-20mA / 0-10V
- Dòng max 40A
- Điện áp tải 200-530Vac
- Điện áp max 550Vac
- Điện áp bảo vệ 819-1001V
- Công suất ngõ ra đạt 0-99%
- Khả năng cách ly 2Kv 100Hz
- Nhiệt độ làm việc -30…+80oC
Dòng SSR 3 pha RSR92-48W40-T có nhiều ưu điểm hơn so với các loại khác khi mà có thể tự điều chỉnh công suất ngõ ra tương ứng với tín hiệu 4-20mA / 0-10V đầu vào. Việc tối ưu công suất không chỉ giúp tiết kiệm điện mà quá điều khiển sẽ chính xác, êm hơn – không gây ra tiếng ồn và bền hơn so với loại relay ON- OFF.
SSR 3 pha 80-100A điều khiển Analog 4-20mA
Chúng ta có thể sử dụng RSR92-48-W80-T với điều khiển 4-20mA relay có thông số :
- Loại SSR 3 pha
- Điều khiển 4-20mA/0-10V
- Dòng max 80A
- Điện áp điều khiển tải 200 – 530Vac
- Điện áp tải : 480Vac
- Khả năng cách ly 4kV
- LED hiển thị trạng thái
- Sử dụng cho loại tải có công suất lớn
Dòng SSR 3 pha RSR92-48-W80-T dùng cho các tải 3 pha có dòng nhỏ 80A, sử dụng tốt nhất tại 60-70A. Dòng 80A là dòng tải lớn nhất có thể chịu được nên các tải hoạt động tốt nhất chỉ 80% so với giá trị của thiết bị.
Dòng SSR 3 pha RSR92-48W80-T được sử dụng cho các tải cần công suất lớn tới 80A. Với khả năng điều chỉnh tải thông qua analog 4-20mA chúng dễ dàng biến đổi công suất của SSR một cách dễ dàng. Nhanh hơn, không gây tiếng ồn, tiết kiệm điện hơn rất nhiều so với loại thông thường.
Bạn phải đầu tư nhiều chi phí ban đầu hơn nhưng lại tiết kiện năng lượng về sau nhiều hơn rất nhiều so với loại relay ON – OFF. Bạn cần cân đo đong đếm xem loại SSR 3 pha nào phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu bạn đang phân vân về kỹ thuật & chi phí đầu tư thiết bị ban đầu. Hãy liên hệ với tôi để được tư vấn.
Chúc các bạn may mắn & thành công !
Kỹ Sư Cơ – Điện Tử
Nguyễn Minh Hòa
Mobi : 0937.27.55.66
Mail : hoa.nguyen@huphaco.vn