PWM và PTO là hai khái niệm còn khá xa lạ. Vậy thực tế chúng là gì và cách nhận biết như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn giải thích điều này.
Hiện nay, PWM và PTO là 2 phương pháp nhằm điều khiển chuyển động để có thể kiểm soát tốc độ và xác định vị trí của vật. Trong đó, một đầu ra của PLC sẽ chỉ định chạy theo phương pháp PWM hoặc PTO. Chúng không được sử dụng đồng thời mà chỉ được vận hành bằng 1 trong 2 cách. Vậy trường hợp cụ thể sử dụng như thế nào? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng loại phương pháp khác nhau nhé.
Khái niệm PWM là gì?
PWM là 3 từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Pulse Width Modulation”. Chúng được tạm dịch thành điều khiển chế độ rộng xung. Theo đó, đây là một kỹ thuật được ứng dụng nhằm để mã số thông tin thành các dạng tín hiệu xung. Công dụng chính của kỹ thuật này giúp điều khiển công suất cung cấp cho các thiết bị điện đặc biệt đối với tải quán tính như hệ thống động cơ.
Phương pháp PTO là gì?
PTO là3 từ viết tắt của cụm từ “Pulse Train Output”. Công dụng chính dùng để định vị vị trí và kiểm soát tốc độ. Chúng có vai trò tương tự như PWM. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng để phát xung điều khiển cho Driver.
Cách nhận biết PWM và PTO
Về điểm giống nhau PWM và PTO đều là phương pháp nhằm tạo xung và điều khiển chúng. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt trong cơ chế tạo xung. Nếu PTO tạo các chuỗi xung dạng vuông với tỉ lệ T(on)/ T(period) không thay đổi thì ở PWM tỷ lệ này sẽ thay đổi.
Ngoài ra, PTO dùng ứng dụng chính trong việc tạo xung cho Driver của động cơ Servo và Stepper Mottor. Trong khi đó, PWM dùng cho động cơ một chiều với ứng dụng của bộ gia nhiệt hoặc biến tần…
Dưới đây là chi tiết các đặc điểm về xung của PWM và PTO, các bạn hãy theo dõi kỹ để nhận biết dễ dàng hơn nhé!
Về xung PWM
Xung PWM gồm các đặc điểm chính như sau:
- Chung hoạt động có thể thay đổi chu kỳ trong khi tần số có giá trị không đổi.
- Chu kỳ được cấu hình bằng phần cứng nhưng có thể được điều chỉnh bằng hệ thống phần mềm thông minh.
- Tỷ lệ T- off/ T-on hoàn toàn có thể thay đổi được.
Xung PWM giúp điều khiển chuyển động và điều khiển vòng lặp. Bộ động cơ sẽ sử dụng xung PWM để kiểm soát điểm đặt.
Về Xung PTO
XUng PTO có 3 đặc điểm chính cơ bản như sau:
- Tần số có thể thay đổi, tuy nhiên chu kỳ cần hoạt động ở mức 50%.
- T (period) khá đa dạng, do đó chúng cần hệ thống phần mềm chuyên dụng để kiến soát hoạt động.
- Tỷ lệ T (off) và T (on) có thể có trị số ổn định ở mức 1:1 (50% : 50%)
- Thay đổi tần số trong khi chu kỳ hoạt động vẫn ở mức 50% (½).
- T (period) rất đa dạng. Việc kiểm soát được thực hiện tự động và thông minh từ phần mềm.
- Tỷ lệ T (off) so với T (on) có thể được cố định ở mức 50%: 50%.
So với xung PWM, xung PTO được sử dụng phổ biến hơn. Chúng có ứng dụng ở cả động cơ bước và động cơ Servo. Chúng có thể kiểm soát tốt vị trí và tốc độ đối với cả điều khiển vòng hở.
Bài viết này mang đến những kiến thức tổng quan nhất về PWM và PTO như khái niệm, cách phân biệt và tính ứng dụng. Hy vọng các bạn đã hiểu hơn về những khía cạnh này.