Phân tích chi tiết về các tiêu chuẩn DIN 931, 933, 934

Tiêu chuẩn DIN là gì


DIN là viết tắt của Deutsches Institut für Normung e.V, có nghĩa là Viện Tiêu chuẩn Đức, là một tổ chức quốc gia của Đức về tiêu chuẩn hóa và là thành viên của ISO tại Đức. Tiêu chuẩn DIN được xây dựng bởi Viện Tiêu chuẩn hóa Đức, đặt ra các tiêu chuẩn thống nhất cho chất lượng, kích thước, hiệu suất,… của sản phẩm và quy trình. Mục tiêu của tiêu chuẩn DIN là thúc đẩy phát triển thị trường, trao đổi hàng hóa trong nước Đức, quốc tế và các thị trường liên quan.

Tiêu chuẩn DIN có ảnh hưởng lớn trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là cơ khí, kim khí và thép không gỉ, giúp đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm và lắp ráp. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn DIN thường được đánh giá cao về chất lượng và được tin dùng trên toàn cầu.

Tiêu chuẩn din của nước nào và được thành lập khi nào và với tên gọi ban đầu là gì?

DIN được thành lập vào ngày 22 tháng 12 năm 1917. Tên gọi ban đầu của tổ chức này là “Uỷ ban Tiêu chuẩn của ngành công nghiệp Đức” (tiếng Đức: “Normenausschuss der deutschen Industrie (NADI).

Cơ quan này đại diện cho các nước Châu Âu nói chung và nước Đức nói riêng. Tương tự như ANSI của Mỹ và Jis của Nhật.

Tiêu chuẩn DIN là gì?

DIN là viết tắt của Deutsches Institut für Normung e.V., dịch sang tiếng Việt là Viện Tiêu chuẩn Đức. Đây là tổ chức quốc gia của Đức về tiêu chuẩn hóa và cũng là thực thể thành viên ISO của Đức.

DIN ra đời với mục đích gì?

  • Hợp lý hóa sản xuất: Tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí.
  • Bảo vệ người tiêu dùng: Đảm bảo an toàn cho người sử dụng sản phẩm.
  • Thúc đẩy thương mại: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu sản phẩm.
  • Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Ví dụ: tiêu chuẩn Clamp DN38 tương đương 1 ½ inch. Tất cả các đồng hồ đo áp suất, cảm biến áp suất sử dụng Clamp DN38 đều có chung một kích thước tiêu chuẩn.

Hai ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi tiêu chuẩn DIN

Cơ khí, kim khí: Tiêu chuẩn DIN được sử dụng rộng rãi trong ngành cơ khí, kim khí để đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm như bu lông, vít,… được sử dụng phổ biến trong sản xuất, xây dựng, lắp đặt. Các sản phẩm này cần tuân thủ tiêu chuẩn DIN để đảm bảo sự chính xác trong quá trình lắp ghép, kết nối các chi tiết, bộ phận. Một số ví dụ về tiêu chuẩn DIN cho bu lông bao gồm DIN 444, DIN 558, DIN 601, DIN 603, DIN 604, DIN 912, DIN 931, DIN 933, DIN 960, DIN 7991, DIN 94 và DIN 965.

Thép không gỉ: Tương tự như ngành cơ khí, kim khí, tiêu chuẩn DIN cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành thép không gỉ, đặc biệt là đối với các sản phẩm phụ kiện cơ khí như mặt bích, bu lông, vít,… làm từ thép không gỉ (ví dụ SS201, SS304, SS400) hoặc thép carbon. Các tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo an toàn lắp nối, độ bền và chất lượng sản phẩm. Ví dụ, các loại mặt bích có áp suất làm việc phổ biến như PN10, PN16, PN25 được ứng dụng nhiều trong công nghiệp sản xuất, lọc dầu, hóa chất, đóng tàu đều phải tuân thủ tiêu chuẩn DIN. Nguồn cung cấp cũng đề cập đến các thông số kỹ thuật của một số tiêu chuẩn DIN cho mặt bích như DIN PN10, DIN PN16, DIN PN25 và DIN PN40.

Tiêu chuẩn DIN 931 – DIN 933 – DIN934

Tiêu chuẩn DIN 931 – DIN 931 – DIN934 liên quan tới bulong lục giác chúng ta thường sử dụng để siết cố định trong cơ khí. Cụ thể như sau.

Tiêu chuẩn DIN 931: Bulong Lục Giác Ren Lửng

Tiêu chuẩn DIN 931 - bulong lục giác lửng
Tiêu chuẩn DIN 931 – bulong lục giác lửng
  • Đặc điểm: Phần thân của bulong có một đoạn trơn không có ren, thường được sử dụng để đặt vào lỗ khoan sẵn.
  • Ứng dụng: Thường được sử dụng để kết nối các chi tiết máy, kết cấu thép, gỗ…
  • Ưu điểm: Dễ dàng lắp đặt, có thể điều chỉnh độ căng của bulong.
Bảng tra bulong DIN 931
Bảng tra bulong DIN 931

Để xác định kích thước bulong DIN 931 chúng ta cần dựa vào bảng tra kích thước ren DIN 931. Vd: M10 sẽ có b = 1.5, k = 6.4, s = 17

Đây là cách chính xác nhất để xác định loại bulong mà anh em cần. Khá đơn giản đúng không anh em.

Tiêu chuẩn DIN 933: Bulong Lục Giác Ren Suốt

Bulong lục giác ren suốt DIN 933
Bulong lục giác ren suốt DIN 933
  • Đặc điểm: Toàn bộ thân bulong đều có ren, thường được sử dụng để kết nối các chi tiết mỏng hoặc khi cần độ chắc chắn cao.
  • Ứng dụng: Sử dụng trong các kết cấu chịu lực lớn, kết nối các tấm kim loại mỏng.
  • Ưu điểm: Tạo ra lực siết chặt lớn, đảm bảo kết nối chắc chắn
Bang tra bulong DIN 933
Bang tra bulong DIN 933

Bulong lục giác DIN 933 có kích thước tương tự như bulong DIN 931 về tiêu chuẩn ren, kích thước độ dài bulong. Điểm khác biệt duy nhất chính là ren sẽ được xuyên suốt trên cả thân bulong.

Tiêu chuẩn DIN934 – Đai ốc lục giác chuẩn DIN

Tiêu chuẩn DIN 934 - dai ốc lục giác
Tiêu chuẩn DIN 934 – dai ốc lục giác

Bên cạnh bulong DIN 931, DIN 933 chính là đai ốc tiêu chuẩn DIN 934 được dùng để lắp vào bulong. Chỉ cần anh em chọn đúng chuẩn đai ốc 934 có đường kính trong trùng với đường kính ngoài của bulong DIN931 hay DIN933 là auto trùng khớp bước ren.

Tiêu chuẩn mặt bích DIN PN16

Tiêu chuẩn mặt bích PN16
Tiêu chuẩn mặt bích PN16

Tiêu chuẩn mặt bích DIN PN16 được sử dụng phổ biến cho các cảm biến đo mức, đồng hồ đo lưu lượng, đo áp suất …

Đối với chuẩn mặt bích chuẩn DIN thì có nhiều PN khác nhau: PN10, PN16, PN25, PN40 …PN là chữ viết tắt của Pressure Normal tức là áp suất chịu được max.

Nếu mặt bích có thông tin DIN PN16 tức là khả năng chịu được của mặt bích lớn nhất là 16 bar.

Chuẩn mặt bích DIN DN80 PN16
Chuẩn mặt bích DIN DN80 PN16

Các cảm biến đo mức dạng áp suất lắp dưới đáy bồn thường dùng chuẩn DN50 PN16, DN80 PN16, DN100 PN16 cho phần kết nối của cảm biến. Để lắp đặt đúng các vị trí của các bulong anh em cần chọn đúng loại mặt bích DN và PN16 tương ứng.

Trong thực tế chuẩn DIN được dùng phổ biến trong hầu hết các thiết bị có nguồn gốc từ Châu Âu. Anh em cần xác định đúng loại chuẩn DIN để lắp đặt cho phù hợp. Nếu có thắc mắc về tiêu chuẩn DIN, anh em có thể liên hệ với mình để tìm hiểu rõ hơn.

Chúc các bạn thành công !

Kỹ Sư Cơ – Điện Tử

Nguyễn Minh Hòa

 

Có thể bạn quan tâm

Chat Zalo
Hotline: 0978795566