Trong cơ học và vật lý, khi học về lực đàn hồi của lò xo, chúng ta chắc hẳn đều nhớ tới định luật về lực đàn hồi Hooke (hay định luật Húc) về liên hệ tuyến tính giữa lực đàn hồi và biến dạng. Để hiểu hơn về lực đàn hồi của lò xo và định luật Hooke thì các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
3 điểm quan trọng về lực đàn hồi của lò xo
- Điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo là ở hai đầu của lò xo, lực này tác dụng vào các vật tiếp xúc với lò xo và làm lò xo biến dạng.
- lực đàn hồi ở mỗi đầu lò xo luôn có hướng ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.
- Khi lò xo bị dãn lực đàn hồi của lò xo có hướng vào phía trong, và dọc theo trục của lò xo. Ngược lại, khi lò xo bị nén lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài theo trục của lò xo.
Định luật Húc cùng độ lớn lực đàn hồi của lò xo
Giới hạn đàn hồi của lò xo là như thế nào?
Mỗi lò xo luôn có một giới hạn đàn hồi nhất định, giới hạn đó được gọi là giới hạn đàn hồi của lò xo. Nếu như trọng tải vượt quá giới hạn đàn hồi của lò xo thì lò xo sẽ khi bị biến dạng sẽ không trở về được chiều dài ban đầu nữa.
Định luật Húc và công thức tính
Độ lớn của lực đàn hồi của lò xo trong giới hạn đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
F(đh) = K x giá trị tuyệt đối của denta L
Trong đó:
+ k: độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của lò xo (đơn vị là N/m)
+ Denta L được hiểu là độ biến dạng (độ dãn hoặc độ nén) của lò xo.
Chú ý đặc biệt:
– Đối với các loại dây cao su (dây thép), lực đàn hồi của chúng chỉ xuất hiện khi bị ngoại lực tác động (lực này được gọi là lực căng)
– Lực đàn hồi đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
Ứng dụng bất ngờ của định luật Hooke là gì?
Định luật Hooke được ứng dụng rất phổ biến trong các hoạt động hàng ngày của chúng ta:
– Trong các vật dụng như: ghế sofa, đệm nằm lò xo, ghế xoay,…
– Trong hàng rào B40, kìm tỉa cành, cung tên,…
Bài tập áp dụng và mở rộng kiến thức cho học sinh
Phần trắc nghiệm cơ bản
Câu 1: Chọn đáp án đúng và chính xác nhất. Lực đàn hồi là gì?
A. Là loại lực xuất hiện khi có một vật tiếp xúc với một đầu của lò xo.
B. Là loại lực xuất hiện làm lò xo bị biến dạng.
C. Là loại lực luôn kéo vật về đầu lò xo.
D. Là loại lực xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.
Đáp án đúng: D
Câu 2: Lò xo A có độ cứng là 100N/m. Lò xo B có độ cứng là 1,2N/cm. Lần lượt ta tác dụng một lực kéo F vào mỗi lò xo. Tỷ số giữa độ dãn của lò xo A với lò xo B là giá trị nào sau đây:
A. 5/6 B. 1.2 C. =1 D. 0.12
Đáp án đúng: C
Câu hỏi số 3: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 30cm. Khi ta treo vật có khối lượng 100g thì chiều dài của nó là 35cm. Độ cứng của lò xo là:
A. 200 N/m B. 20N/m
C. 0,2N/m. D. 2N/m
Đáp án đúng: B
Câu 4: Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng, hai lực đó phải thỏa mãn điều kiện gì?
A. Điều kiện về cùng giá, độ lớn khác nhau và ngược chiều. B. Điều kiện về có giá nằm ngang, cùng độ lớn và cùng chiều.
C. Điều kiện về cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều. D. Điều kiện về cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều
Đáp án: D
Phần bài tập tính toán – Ứng dụng 1
Câu 5: Dưới đây có một số trường hợp. Bạn cần xét xem quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng.
A. Một ôtô đang chạy trên quốc lộ 1A từ Hà Nội đến TP Vinh.
B. Một hòn đá được người ta ném theo phương ngang.
C. Một viên bi bị rơi từ độ cao 2 m.
D. Một tờ giấy rơi từ độ cao 3m.
Đáp án đúng: C
Câu 6: Xác định phương và chiều của véc tơ vận tốc trong chuyển động tròn là :
A. Phương sẽ tiếp tuyến với bán kính đường tròn quỹ đạo. Còn chiều cùng chiều chuyển động.
B. Phương sẽ vuông góc với bán kính đường tròn quỹ đạo. Còn chiều cùng chiều chuyển động.
C. Phương sẽ vuông góc với bán kính đường tròn quỹ đạo. Còn chiều ngược chiều chuyển động.
D. Phương sẽ tiếp tuyến với bán kính đường tròn quỹ đạo. Còn chiều ngược chiều chuyển động.
Đáp án đúng: B
Phần bài tập tính toán – Ứng dụng 2 (mức độ nâng cao)
Câu 7: Trường hợp hai viên bi A và B giống nhau. Cùng một lúc tại cùng một địa điểm và vị trí, viên bi A được thả rơi tự do. Và viên bi B được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0. Trường hợp này bạn bỏ qua sức cản không khí. Chọn câu đúng:
A. Cả hai viên chạm đất cùng một lúc.
B. Viên bi A chạm đất sau bi B.
C. Viên bi A chạm đất trước bi B.
D. Tuỳ thuộc vào vận tốc ban đầu của B mà bi B chạm đất trước hay sau bi A.
Đáp án đúng: A
Câu 8: Điền vào phần trống còn thiếu trong câu sau. “Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động có đặc điểm: đường nối hai điểm bất kỳ của vật luôn luôn ……………….. với chính nó”.
A. ngược chiều. B. song song. C. cùng chiều. D. tịnh tiến.
Đáp án đúng: B
Trên đây là phần kiến thức quan trọng về lực đàn hồi của lò xo. Nếu có thắc mắc gì khác, vui lòng hãy liên hệ đến thietbikythuat.com.vn để tìm hiểu cụ thể hơn nhé. Ngoài ra, bạn cũng nên làm thêm các bài tập kiến thức và giải toán về chủ đề này nhé!