Máy đo độ nghiêng là một thiết bị chuyên dụng dùng để đo độ nghiêng trên bề mặt của vật thể. Hiện nay chúng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp, chế tạo máy, xây dựng… Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về máy đo độ nghiêng là gì? Nguyên lý hoạt động của máy đo độ nghiêng ra sao nhé!
Máy đo độ nghiêng là gì?
Máy đo góc nghiêng là một loại thước dùng với mục đích chính là để đo độ thăng bằng, kiểm tra góc độ của những vật dụng trong xây dựng hay trong thiết kế nội thất. Ví dụ máy đo độ nghiêng dùng để đo độ nghiêng của mái, thanh đà; đo độ dốc của mặt đường, mặt phẳng nghiêng, giúp xác định góc để làm khuôn, đóng khung. Đặc điểm của máy đo độ nghiêng là:
- Có thiết kế nhỏ gọn nên dễ dàng cho việc di chuyển.
- Có thể đo độ nghiêng của mặt phẳng trong khoảng một góc ±180°.
- Màn hình LCD lớn giúp việc đọc kết quả được dễ dàng hơn.
- Vỏ máy được làm bằng kim loại nên vô cùng chắc chắn.
- Do chân máy có gắn 3 đĩa nam châm có thể dính chặt vào bề mặt cần đo nên có thể dễ dàng để đo góc xiên của máy cưa, kiểm tra và sửa chữa ô tô. Ngoài ra còn ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Nguyên lý hoạt động của máy đo độ nghiêng là gì?
Để thực hiện được các phép đo độ nghiêng thì một ống nhựa (ABS) (vỏ máy đo độ nghiêng) được lắp đặt ở trong một lỗ khoan đối với các phép đo trên mặt đất. Còn đối với các phép đo bên trong kết cấu bê tông thì sẽ được lắp ở một khoảng trống. Vòng tròn ở giữa mặt đất hoặc kết cấu bê tông được lấp đầy bằng vữa xi măng/bentonite.
Vỏ của máy đo độ nghiêng có bốn rãnh trực giao dọc theo bên trong. Những rãnh này được sử dụng với mục đích chính là để dẫn hướng đầu dò máy đo độ nghiêng. Từ đó nhằm khảo sát đường thẳng của vỏ máy.
Một đầu dò độ nghiêng sẽ có chứa các cảm biến trực giao đo góc. Thân của đầu dò sẽ tạo ra một phương thẳng đứng (đối với vỏ dọc và nghiêng) hoặc phương nằm ngang (đối với vỏ nằm ngang). Các đầu dò của máy đo độ nghiêng được trang bị thêm các bánh xe bung. Điều đó nhằm giữ chúng ở vị trí trung tâm khi cuộc khảo sát đang diễn ra.
Tổng các góc theo mỗi hướng sẽ cho phép xác định hình dạng của vỏ máy đo độ nghiêng. Ngoài ra cũng cho phép xác định sự khác biệt giữa hình dạng của vỏ tại bất kỳ thời điểm cụ thể nào. Hình dạng của một vỏ tại một thời điểm thể hiện sự dịch chuyển xảy ra giữa hai lần.
Các loại máy đo độ nghiêng phổ biến hiện nay
Máy đo độ nghiêng thủ công
Cấu tạo của máy đo độ nghiêng thủ công bao gồm:
- Đầu dò độ nghiêng.
- Cuộn cáp (được đánh dấu ở mỗi 0,5 m/1 m).
- Đơn vị đọc di động.
- Phụ kiện đi kèm bao gồm: Pin cuộn cáp, bộ sạc pin, pin di động và bộ sạc di động.
Máy đo độ nghiêng thủ công là loại được sử dụng phổ biến nhất. Bởi chúng có chi phí khá rẻ, ngoài ra cũng dễ dàng sử dụng. Đối với đầu dò độ nghiêng thủ công thì hai cảm biến MEMS được gắn với nhau một góc 90°. Đầu dò dao động trung bình ± 30 ° so với phương thẳng đứng.
Máy đo độ nghiêng kỹ thuật số
Cũng tương tự như máy đo độ nghiêng thủ công, cấu tạo của máy đo độ nghiêng kỹ thuật số cũng bao gồm các bộ phận như:
- Đầu dò: Đầu dò của máy đo độ nghiêng đi ngang bao gồm một vài gia tốc kế cảm biến trọng lực. Chúng được nằm trong một hộp thép không gỉ. Nó có chứa hai bộ bánh xe có áp lực lò xo. Từ đó giúp dẫn hướng chính xác đầu dò ở bất kỳ độ sâu, độ nghiêng nào trong vỏ.
- Vỏ máy: Vỏ máy đo độ nghiêng được sử dụng với mục đích để dẫn hướng đầu dò bên trong vỏ với bốn rãnh bánh xe dọc, chúng đặt cách nhau một góc 90°.
- Cuộn cáp: Cuộn cáp được gắn liền vào với đầu dò đo độ dốc và thiết bị đọc. Bộ phận này được sử dụng với mục đích để truyền tín hiệu điện trong quá trình đo và phục vụ như một điều khiển độ sâu chính xác. Và chúng hoàn toàn có thể lặp lại cho đầu dò.
- Thiết bị đọc di động: Được sử dụng để ghi lại dữ liệu ở mỗi khoảng độ sâu khác nhau. Nó có khả năng chính là có thể lưu trữ được nhiều tập dữ liệu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về máy đo độ nghiêng là gì mà thietbikythuat muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về máy đo độ nghiêng!