Contactor là gì ? Chi tiết về đặc điểm và nguyên lý hoạt động

Contactor là gì và hình ảnh minh họa

Đây hiện là một thiết bị đóng vai trò quan trọng và cần thiết không thể thiếu trong ngành điện công nghiệp. Vậy Contactor là gì? Câu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng ra sao. Hãy cùng thietbikythuat.com.vn tìm hiểu chi tiết khía canh nhé!

Contactor là gì và hình ảnh minh họa
Contactor là gì và hình ảnh minh họa

Khái niệm Contactor là gì ?

Contactor là gì? Chúng được hiểu là dạng công tắc cơ có vai trò để khởi động từ cho các mạch điện động lực. Đặc biệt cần thiết sử dụng để làm khí cụ điện hạ áp, đóng và ngắt mạch linh hoạt. Nhờ sản phẩm này mà chúng ta có thể vận hành trơn tru các thiết bị điện như động cơ, tụ điện, hệ thống chiếu sáng. Tất cả được thông qua chế độ tự động, bộ điều khiển từ xa bằng nút nhấn linh hoạt. 

Chi tiết về cấu tạo của contactor

Cấu tạo của Contactor khá điển hình, chúng gồm 3 thành phần (bộ phận) chính như sau: 

Bộ phận đầu tiên, nam châm điện: gồm cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm. Còn lõi sắt và lò xo có tác dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu.

Bộ phận thứ hai, hệ thống dập hồ quang: Chúng xuất hiện khi chuyển mạch, từ đó làm các tiếp điểm bị cháy và mòn dần. Vì vậy hệ thống dập hồ quang là sự xuất hiện quan trọng. 

Bộ phận hệ thống tiếp điểm: gồm 2 phần chính là tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ. Trong đó: 

  • Tiếp điểm chính: Có thể cho dòng điện có cường độ lớn đi qua. Chúng là tiếp điểm thường đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ. Một contactor trong tủ điện làm mạch từ hút lại.
  • Tiếp điểm phụ: Cho dòng điện có cường độ nhỏ hơn đi qua. Chúng tồn tại cả hai trạng thái đóng và thường mở.

Về ký hiệu, Contactor thường sẽ bao gồm kí hiệu cho cuộn dây, cho tiếp điểm. Hiện tại, có 3 tiêu chuẩn đến từ 3 thị trường phổ biến là Châu Âu, Mỹ và Liên Xô. 

Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của contactor

Về nguyên lý hoạt động: Khi ta cấp nguồn điện vào mạch, lực từ được sinh ra sẽ hút phần lõi từ. Từ đó hình thành mạch điện kín. Tuy nhiên, nguồn điện cần có giá trị bằng với điện áp định mức của sản phẩm. Điều này là căn cứ để Contactor đi vào trạng thái hoạt động.

Một bộ phận có tên là bộ phận liên động sẽ khiến tiếp điểm chính đóng lại. Và làm tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái và duy trì trong một khoảng thời gian cố định. Trường hợp nguồn điện ngưng cấp cho cuộn dây thì Contactor sẽ nghỉ và tiếp điểm trở về vận hành ở trạng thái ban đầu trước đó. 

Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của Contactor
Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của Contactor

Phân loại contactor hiện nay như nào?

Hình ảnh thực tế của contactor là gì
Hình ảnh thực tế của contactor là gì

Dựa trên sự phân loại theo nguyên lý truyền động

  • Contactor hoạt động điện từ
  • Contactor hoạt động hơi ép
  • Contactor hoạt động thủy lực

Dựa trên sự phân loại theo dòng điện

  • Contactor dùng điện một chiều
  • Contactor dùng điện xoay chiều

.Dựa trên sự phân loại theo kết cầu:

  • Contactor dùng ở địa điểm hạn chế chiều cao
  • Contactor dùng ở địa điểm hạn chế chiều rộng

.Dựa trên sự phân loại tiếp điểm:

  • Contactor tiếp điểm chính: tải điện lớn từ 10A đến 2250A.
  • Contactor tiếp điểm phụ có tải điện nhỏ từ 1 – 5A

Dựa trên sự phân loại điện áp:

  •  Contactor sử dụng máy trung thế
  •  Contactor sử dụng trung thế

Các thông số kỹ thuật cơ bản của contactor có gì?

Là một thiết bị điện điển hình, contactor có những thông số kỹ thuật quan trọng. Khách hàng cần hiểu và chú ý sử dụng nhằm mang lại hiệu quả cao và tăng tuổi thọ cho sản phẩm. Chi tiết gồm các thông số quan trọng sau đây:

Về dòng điện định mức: 

Chúng biểu thị dòng chảy đi qua tiếp điểm chính của contactor. Đây là giá trị thể hiện sự an toàn và giúp contactor không bị nóng lên ảnh hưởng đến tuổi thọ sản phẩm.

Về điện áp đinh mức của contactor

Biểu thị điện áp đặt trên hai cực của sản phẩm. Chúng biểu thị giá trị điện áp trên mạch điện chính của contactor.

Về khả năng đóng của contactor

Đây là giá trị của dòng điện mà contactor có thể đóng thành công trong mạch. Chúng có trị số gấp từ 1 đến 7 lần trị số của dòng điện định mức đi qua nó. 

Về khả năng ngắt, đóng của contactor

Chúng được đánh giá thông qua giá trị ngắt của dòng điện. Tại giá trị này, contactor có thể ngắt mạch một cách thành công. Trị số của chúng bằng gấp từ 1 – 10 lần dòng điện định mức. 

Về độ bền cơ của contactor

Bản chất là số lần đóng hoặc ngắt mạch điện khi không có dòng điện ở tiếp điểm. Nếu con số này lớn hơn độ bền cơ, thực tế các tiếp điểm sẽ trở nên hỏng. Hiện nay, 5 triệu đến 10 triệu là trị số độ bền phổ biến của hầu hết các contactor.

Về độ bền điện của contactor

Biểu thị số lần đóng hoặc ngắt của dòng điện định mức. Hiện tại, trị số độ bền thường dao động từ khoảng 200.000 đến 1 triệu lần khác nhau. 

Sử dụng contactor có những ưu điểm gì?

Kích thước của sản phẩm contactor khá nhỏ gọn. Do đó, khách hàng có thể tận dụng khoảng trống để lắp đặt – Điều mà cầu dao điện không thay thế được.

Hiện tại, trọng lượng của contactor thường khá nhẹ. Điều này thuận tiện cho việc tháo lắp và di chuyển sản phẩm đến một địa điểm khác tốt hơn.

Contactor có máy điều khiển từ xa nên hoàn toàn an toàn đối với người sử dụng. Sản phẩm có bộ phận để liên kết với các thiết bị thực hiện điện khác. Nhờ đó chúng đảm bảo khả năng vận hành một cách tốt nhất. 

Contactor có độ bền bỉ cao và đặc biệt tuổi thọ vô cùng tốt. Các ưu điểm này là lý do chính cho sự phổ biến và độ đắt hàng hiện nay trên thị trường. Và thật không khó để bạn có thể mua một contactor ở bất cứ địa chỉ bán đồ điện nào. Tuy nhiên, hay lựa chọn cơ sở uy tín và chuyên nghiệp nhất có thể để đảm bảo nhất. 

Các ứng dụng phổ biến của contactor là gì?

Được ứng dụng trong thực tiễn nhiều, contactor đem lại sự tiện dụng và tiện ích cho người sử dụng. Một số ứng dụng phổ biến của sản phẩm có thể nhắc đến như:

  • Contactor trong điều khiển động cơ điện

Chúng cung cấp nguồn điện cho các khởi động trực tiếp. Lúc này, khách hàng sẽ sử dụng kết hợp với Role nhiệt nhằm bảo vệ quá tải tốt nhất cho động cơ, sản phẩm.

  • Contactor và khởi động sao

Đây là điều đặc biệt của contactor. Chúng hoàn toàn có thể thay đổi chế độ hoạt động của một thiết bị đông cơ từ hoạt động theo mô hình sao sang tam giác. Điều này nhằm để giảm dòng khởi động sản phẩm.

  • Ứng dụng trong điều khiển tụ bù

Sản phẩm giúp đóng, ngắt tụ bù một cách hợp lý nhất. Điều này giúp bù một lượng công suất phản kháng. Chúng chỉ cần một hệ thống điện tự động, từ đó đảm bảo đóng cắt các tụ một cách hợp lý nhất. 

Một số loại contactor thông dụng hiện nay là gì?

Một số loại contactor dưới đây là dòng sản phẩm uy tín, có thương hiệu trên thị trường. Chúng đáng để khách hàng tìm hiểu và tìm mua sản phẩm:

  • Contactor (Khởi động từ) mã LS

  • Contactor (Khởi động từ) thương hiệu Mitsubishi

  • Contactor (Khởi động từ) thương hiệu Schneider

Một số kinh nghiệm khi chọn mua Contactor

Bộ sản phẩm contactor có gì
Bộ sản phẩm contactor có gì

Kinh nghiệm chọn Contactor cho động cơ

Chúng giúp đóng ngắt mạch điện của động cơ chính xác, từ đó đảm bảo tốc độ hoạt động chính xác, chuyên nghiệp. Về động cơ, công suất sử dụng khá lớn nên chúng cần một thiết bị nhằm sàng lọc để có thể hoạt động tốt hơn và bền bỉ hơn. Khi khách hàng sử dụng contactor, chúng sẽ khởi động trực tiếp để đảm bảo nguồn năng lượng vào dễ dàng và đảm bảo nhất. Bên cạnh đó, contactor có thể liên kết với rơ le nhiệt để giúp người dùng bảo vệ sự quá tải của dòng. Bạn có thể tham khảo sự tư vấn từ thợ điện hoặc chuyên gia điện để có thể lựa chọn contactor tương thích với động cơ điện. 

Kinh nghiệm chọn Contactor cho tụ bù

Dòng điện lớn đi vào tụ bù có thể khiến chúng dễ bị hỏng hơn nhiều lần. Lúc này, khách hàng cần kết hợp với tụ bù để ngăn chặn và giảm thiểu các vấn đề để thực hiện chức năng một cách tốt nhất. Nhờ contactor, tụ bù hoạt động linh hoạt hơn. Do đó, khách hàng nên lựa chọn sản phẩm có thông số kỹ thuật tương thích với hệ thống tụ bù của mình. 

Contactor cháy: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đây là hiện tượng không quá phổ biến nhưng hoàn toàn có thể gặp phải. Chúng thường cháy khi quá dòng, tần suất đóng cắt lớn .

Một số hiện tượng và cách để khách hàng khắc phục:

  • Đảm bảo lau chùi, bảo dưỡng và vệ sinh sản phẩm thường xuyên. 
  • Đối vơi contactor xoay chiều, chúng thường dễ bị cháy cuộn dây. Nguyên nhân đến từ cuộn dây không hút sát, mạch từ không kín. Lúc này thường xuyên kiểm tra vệ sinh định kì các mạch từ, tiếp điểm, bộ phận cơ khí…
  • Các contactor điện xoay chiều thường dễ bị cháy cuộn dây. Thông thường lý do đến từ cuộn dây không hút sát, nên mạch từ không kín, dòng cuộn dây tăng cao gây cháy. Khách hàng cần thường xuyên kiểm tra vệ sinh định kỳ các mạch từ, hệ thống tiếp điểm, bộ phận cơ khí…
  • Cơ cấu đóng – cắt không hoạt động hiệu quả có nguyên nhân thường do cháy cuộn dây hoặc bộ phận cơ khí. Bạn có thể khắc phục bằng cách kiểm tra từng nguyên nhân hư hỏng. Từ đó, loại trừ các trường hợp để có thể sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết mới nhất.

Hy vọng khách hàng đã hiểu contactor là gì cùng nguyên lý vận hành cũng như một số biện pháp gia tăng tuổi thọ cho sản phẩm. 

.

 

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Hotline: 0978795566