Bật mí nguyên nhân chập mạch động cơ điện 3 pha và cách xử lý hiệu quả

Động cơ điện 3 pha

Động cơ điện 3 pha có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Một trong số các hiện tường thường gặp là việc chập mạch điện. Vậy nguyên nhân đến từ đâu và hướng xử lý hiệu quả là gì. Tìm hiểu ngay bài viết này để được bật mí chi tiết nhé!

Động cơ điện 3 pha
Động cơ điện 3 pha

Nguyên nhân chập mạch động cơ điện 3 pha

Động cơ điện sẽ bốc khói, phát nóng cục bộ sẽ làm cho một cuộn dây nào ấy. Hoặc một cuộn dây pha bị cháy khi mà cuộn dây của động cơ điện bị ngắn mạch nghiêm trọng.

Đối với cuộn dây mà lúc số vòng dây chập mạch ít, động cơ điện sẽ quay thêm được một thời gian ngắn. Sau đó động cơ điện phát ra tiếng kêu to, phát nóng cục bộ, tốc độ quay giảm xuống. Lúc này, dòng điện ba pha không cân bằng.

Cách xử lý sự cố của động cơ điện 3 pha bị chập nhanh nhất

Trong trường hợp này, để tránh được sự cố của động cơ điện, cần tiến hành kiểm tra và xử lý, quá trình được được diễn ra như sau:

  • Lấy rôto ra, đánh giá xem, chỗ chất cách điện bị có bị cháy, hoặc có thể ngửi xem có thấy mùi khét không, hoặc sờ tay để kiểm tra độ nóng, nếu chỗ bị chập sẽ vô cùng nóng.
  • Kiểm tra bằng biến áp hở, yêu cầu khi dùng bộ dò la chập mạch như sau: Cần tiến hành tháo đầu dây đấu theo hình tam giác (Δ) của động cơ điện. Đầu dây của những cuộn dây được đấu song song cần phải tháo rời các.

Khi sử dụng bộ dò la chập mạch, trước khi đóng kín mạch từ nối thông nguồn điện, phải đặt bộ thăm dò chập mạch lên lõi thép. Khi dùng xong, trước khi nhấc bộ dò xét chập mạch ra, cần ngắt nguồn điện trước.

Khi đem biến áp hở đặt lên rãnh bên không kể cuộn dây bị chập mạch, còn đầu kia đặt vào 1 lá thép. Trong cuộn dây bị chập mạch, do dòng điện lớn lá thép sẽ rung động, tùy vào mức độ lực chấn động của lá thép và tiếng kểu để chọn ra cuộn dây bị chập mạch.

Bật mí kinh nghiệm sử dụng motor 3 pha có nhiều tính năng

Đây là những chia sẻ của những chuyên gia đã có nhiều năm nghiên cứu và sử dụng motor 3 pha trên thị trường. 

Khi sử dụng motor 3 pha chắc chắn bạn sẽ gặp phải trường hợp lỗi hỏng hóc hoặc trục trặc trong quá trình vận hành. Vậy liệu có kinh nghiệm gì để vận hành thành công sản phẩm này. Câu trả lời là CÓ, hãy chú ý những điều chia sẻ bên dưới đây nhé!

Để tiện lợi cho quá trình phân tích, thietbikythuat.com.vn sẽ phân tích một mẫu sản phẩm cụ thể là motor 3 pha với hiệu điện thế 380V. 

Cấu tạo motor là gì?
Cấu tạo motor là gì?

Các nguyên nhân dẫn đến động cơ điện 3 pha 380V bị hỏng

Hiệu có một số hoạt động dẫn đến việc dùng dư tải điện. Lúc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của motor 3 pha, cụ thể:

  • Đối với motor ứng dụng làm máy nghiền đá. Theo cơ chế lắp đặt, đầu trục sẽ được nối với các quả văng. Từ đó, tạo lực để các viên đá được văng và vỡ ra. Đối với trường hợp viên đá to, motor hoạt động yếu có thể sinh quá tải. Nhờ đó, hỏng hóc nghiêm trọng.
  • Motor 3 pha ứng dụng làm máy cắt sừng cần sử dụng với cường độ lớn.
  • Motor máy bơm nước cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh.
  • Động cơ điện 3 pha ứng dụng làm máy tời để vận chuyển nguyên, vật liệu lên các tòa nhà cao tầng.

Một số thuật ngữ quan trọng trong ngành động cơ điện là gì?

Ở phần này, bạn sẽ được giải đáp chi tiết về những thuật ngữ này. Chúng chắc chắn đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bộ môn Vật Lý. 

Dòng điện định mức (ký hiệu I)

Dòng điện định mức là cường độ dòng điện định mức dây dẫn, động cơ sử dụng khi hoạt động bình thường. Đây là đại lượng vật lý đặc trưng và rất quan trọng. Trường hợp cường độ định mức vượt quá khả năng cho phép. Hiện tượng chập mạch hay cháy nổ hoàn toàn có thể xảy ra. Từ đó, gây ảnh hưởng đến thiết bị điện và tính mạng của con người.

Đối với motor 3 pha, đại lượng I khi không tải chỉ bằng ⅓ số thực khi có tải điện.

Hệ số Cos là gì?

Đây là đại lượng đặc trưng cho khả năng hao tổn điện năng (việc tiêu thụ điện của dây dẫn hoặc hao phí do thiết bị điện sử dụng). Hệ số này càng tiến đến 1 thì động cơ hoạt động càng hiệu quả. Đơn vị của cos thường là %.

Đấu hình sao và tam giác là gì?

Hiện nay có 2 cách đấu điện động cơ điện 3 pha phổ biến là đấu hình sao và tam giác. Chúng được căn cứ vào công suất của động cơ để lựa chọn cách đấu phù hợp nhất. 

Thông thường, hệ số cos nhỏ, ta sẽ sử dụng cách đấu tam giác. Ngược lại, cách đấu hình sao sẽ hiệu quả hơn.

Chẳng hạn, động cơ điện 3 pha có công suất trên 22kW ta sử dụng đấu tam giác. 

Các cách đấu điện
Các cách đấu điện

Tần số là đại lượng gì?

Theo vật lý, tần số là số lần lặp lại của một hiện tượng nào đó trong 1 đơn vị thười gian cụ thể. Hiện ở Việt Nam, tần số điện lưới thường là 50 Hz. 

Các thiết bị có motor biến tần tốt thì nếu tần số biến thiên, công suất sẽ không đổi cho dù tốc độ thay đổi.

Cực lượng ký hiệu P là gì?

Motor có 2 cực điện sẽ có 6 cuộn dây đồng; 4 cực ứng với 12 cuộn và 6 cực ứng với 18 cuộn. Nhìn chung số cuộn dây sẽ gấp 3 lần số cực điện. 

Điện cực được hiểu là phần tử dẫn điện tiếp xúc điện với một mạch điện. Chúng hoạt động trong một môi trường cụ thể nào đó. 

Hy vọng những kiến thức về động cơ điện 3 pha như nguyên nhân chập mạch, cách khắc phục sẽ giúp ích đến khách hàng. Ngoài ra, tại bài viết này, bạn đã hiểu hơn về những đại lượng đặc trưng của mạch điện phải không?

 

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Hotline: 0978795566