Bảng đơn vị đo độ dài | Chi Tiết và Chính Xác Nhất

Đơn vị đo độ dài

Bảng đơn vị đo độ dài giúp chúng ta dễ dàng đổi đơn vị đo độ dài một cách chính xác về khoảng cách đi được, chiều dài, chiều sâu, chiều cao trong cuộc sống hằng ngày.

Độ dài được diễn tả khoảng cách giữa hai điểm A ( bắt đầu ) và B ( kết thúc ). Các đơn vị đo độ dài phổ biến thường gặp: mét (m), centimét (cm), milimét (mm), kilômét (km), inch (in), foot (ft), yard (yd), mile (mi), và nhiều đơn vị khác.

  • Milimét (mm): Đơn vị nhỏ nhất trong hệ đo lường SI, tương đương với một phần nghìn của một mét.
  • Centimét (cm): Tương đương với một phần trăm của một mét.
  • Decimet (dm): đơn vị nhỏ hơn mét 10 lần.
  • Mét (m): Đơn vị cơ bản trong hệ đo lường SI, được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực đo đạc, xây dựng, và khoa học.

Ở cột mốc cao hơn chung ta thường quan tâm tới km và m.

  • Kilômét (km): Tương đương với 1,000 mét hoặc 1 triệu milimét. Đơn vị này được sử dụng để đo khoảng cách lớn, như khoảng cách đi được.
  • Hectomet ( hm ): đơn vị nhỏ hơn km 10 lần, ít khi được sử dụng thực tế.
  • Decamet ( dam ): đơn vị nhỏ hơn dm 10 lần và nhỏ hơn km 100 lần nhưng lớn m 10 lần. Decamet cũng ít khi xuất hiện khi đo thực tế.

Trong các đơn vị trên thì km, m, cm và mm được sử dụng phổ biến nhất.

  • Trong cầu đường thì dùng km và m
  • Xây dựng thì dùng cm làm tiêu chuẩn & cả mm
  • Trong kỹ thuật cơ khí thường dùng mm làm tiêu chuẩn
  • Riêng ngành cơ khí chính xác cao lại dùng Micromet và nanomet

Tùy vào chuyên ngành chúng ta sẽ sử dụng các đơn vị đo độ dài khác nhau cho phù hợp.

Bảng đơn vị đo độ dài
Bảng đơn vị đo độ dài

Cách đổi đơn vị đo độ dài

Lớn hơn mét

Mét

Nhỏ hơn mét

km

(Ki-lô-mét)

hm

(Héc-tô-mét)

dam

(Đề-ca-mét)

m

(Mét)

dm

(Đề-xi-mét)

cm

(cen-ti-mét)

mm

(Mi-li-mét)

1 km = 10 hm = 1000m

1hm = 10dam = 100m

1dam = 10m

1m = 10dm = 100cm = 1000mm

1dm = 10cm = 100mm

1cm = 10 mm

1 mm

1 km = 10 hm = 1000m

1hm = 10dam = 100m

1dam = 10m

1m = 10dm = 100cm = 1000mm

1dm = 10cm = 100mm

1cm = 10 mm

Cách 1: đổi đơn vị độ dài từ lớn sang nhỏ

Để đổi đơn vì từ lớn sang nhỏ, bạn hãy nhân số đó với 10 với cấp liền kề.

Ví dụ:

1 km = 1 x 10 hm = 10hm

1 hm = 1 x 10 dam = 10 dam

1 dam = 1 x 10 m = 10m

Như vậy 1 km = 10 x 10 x 10 m = 1000m

Cách 2: đổi đơn vị độ dài từ nhỏ sang lớn

Để đổi đơn vị từ nhỏ sang lớn ta làm ngược lại tức là chia cho 10 đối với hàng lớn hơn liền kề.

Ví dụ:

20cm = 20/10 dm = 2dm

2dm = 2/10 m = 0,2m

Ngoài ra, để tính toán nhanh dễ nhớ các bạn cần nhớ các đơn vị đo độ dài theo thứ tự: km – hm – dam – m – dm – cm – mm.

Có một cách dễ nhớ

  • 1km = 1000m
  • 1m = 1000mm
  • 1km = 1.000.000mm

Đây là 3 đơn vị độ dài phổ biến nhất trong đo độ dài.

Các đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mm

Các đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mm
Các đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mm

Trong các trường phổ thông chỉ dạy chúng ta tới đơn vị mm là nhỏ nhất. Nhưng trong cơ khí, khoa học thì còn có 2 đơn nhỏ hơn mm. Đó chính là μm và nm.

  • μm (mi-crô-mét): 1μm = 1/1.000 mm; 1mm = 1000 μm
  • nm (na-nô-mét): 1nm =  1/1 000 000 mm; 1 mm = 1.000.000 nm
  • Å ( Angstrom ): 1Å = 1/10 000 000; 1mm = 10.000.000 Å

Như vậy, các đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mm chúng ta có μm, nm và Å.

Đơn vị đo độ dài Inch – Feet – Yard – Mile

Đơn vị đo lường của Anh
Đơn vị đo lường của Anh

Khác với các nước Châu Âu và Châu Á thì Mỹ và Anh lại sử dụng hệ đo lường khác biệt. Chúng ta còn hay gọi là theo tiêu chuẩn Anh / Mỹ. Tất nhiên, do người Mỹ di cư từ Anh sang.

Đơn vị Inch

Inch là một đơn vị tiêu chuẩn tương đương với mm của chúng ta. Inch được sử dụng phổ biến tại Anh, Mỹ và các nước thuộc địa của hai nước này.

Ký hiệu inch = in.

  • 1 in = 2,54.10−5 km
  • 1 in = 0,0254 m
  • 1 in = 0,254 dm
  • 1 in = 2,54 cm
  • 1 in = 25,4 mm
  • 1 in = 25.400 μm
  • 1 in = 25.400.000 nm
  • 1 in = 254.000.000 Å
  • 1 in = 0,0278 yard

Đơn vị Feet

Feet nẳm trong hệ thông đo lường chung của Anh Mỹ. Feet ký hiệu là ft.

  • 1 ft = 0,0003048 km
  • 1 ft = 3,0480 dm
  • 1 ft = 0.3048 m; 3ft = 0.9144 m
  • 1 ft = 30.48 cm
  • 1 ft = 304,8 mm
  • 1 ft = 304.800.000 nm
  • 1 ft = 12 in
  • 1 ft = 0,0002 mi

Đơn vị Yard

Yard được sử dụng phổ biến ở Anh hơn các quốc gia khác. Yard ký hiệu là yd.

  • 1 yd = 914,4.10−6 km
  • 1 yd = 0,914 m
  • 1 yd = 9,14 dm
  • 1 yd = 91,4 cm
  • 1 yd = 914,4 mm
  • 1 yd = 36 inch
  • 1 yd = 3 ft
  • 1 yd = 0,0006 mi

Đơn vị Mile

Mile được sử dụng phổ biến như km tại nước ta. Thường được dùng để đo quãng đường đi. Người Mỹ thường dùng Mile hơn là km. Mile còn được gọi với một tên khác là “dặm”.

  • 1 mile = 1.609 km
  • 1 mile = 1609.344 m
  • 1 mile = 160.9344 dm
  • 1 mile = 160934.4 cm
  • 1 mile = 1,6093.10mm
  • 1 mile = 1.760 yd
  • 1 mile = 5.280 ft
  • 1 mile = 63.360 inch

Đơn vị đo hải lý

Hải lý hay còn gọi là dặm biển được dùng để đo chiều dài trong hàng hải khi đi biển. Theo quy ước thì 1 hải lý tương đương 1852 mét ~ 6076.11 feet.

Hải lý ký hiệu: NM hoặc nmi.

Đơn vị thiên văn

Đơn vị thiên văn
Đơn vị thiên văn

Để đo khoảng cách xa như từ trái đất tới mặt trời hoặc từ thiên hà này sang thiên hà khác người ta dùng đơn vị thiên văn để tính khoảng cách cho dễ nhớ. Do khoảng cách quá lớn nên việc sử dụng đơn vị trong hệ thống đo lường SI không còn phù hợp.

  • Đơn vị thiên văn (AU) (~149 gigamet)
  • Năm ánh sáng (~9,46 pêtamét)
  • Phút ánh sáng (~18 gigamet)
  • Giây ánh sáng (~300 mêgamet)
  • Parsec (pc) (~30,8 pêtamét)
  • Kilôparsec (kpc)
  • Mêgaparsec (Mpc)
  • Gigaparsec (Gpc)
  • Teraparsec (Tpc).

Trong tất cả các đơn vị này thì năm ánh sáng được sử dụng phổ biến nhất. 1 năm ánh sáng bằng quãng đường ánh sáng đi qua được sau thời gian 1 năm.

vận tốc ánh sáng trong chân không có giá trị khoảng 299 792 458 m.s-1

Một năm ánh sáng ứng với khoảng:

* 9.460.730.472.580,8 km,
* 5.879.000.000.000 dặm,
* 63.241 AU,
* 0,3066 parsec.

* 1 năm ánh sáng ≈ 9,46 pêtamét
* 1 parsec = 3,26 năm ánh sáng
* 1 năm ánh sáng = 63 241 đơn vị thiên văn

Ngoài ra chúng ta còn có:

  • Giây ánh sáng
  • Phút ánh sáng
  • Giờ ánh sáng
  • Ngày ánh sáng
  • Tuần ánh sáng
  • Tháng ánh sáng

1 đơn vị thiên văn bằng bao nhiêu km ?

Đơn vị thiên văn là một đơn vị độ dài qui ước được dùng trong thiên văn học để đo các khoảng cách trong không gian. Độ dài của đơn vị này là khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời, nghĩa là khoảng 150 triệu km (chính thức là 149.597.870,691 km).

Như vậy, mình đã chia sẻ cho anh em các đơn vị đo độ dài cũng như cách đổi đơn vị đo độ dài khác nhau.

Chúc các bạn thành công !

Kỹ sư Cơ Điện Tử

Nguyễn Minh Hòa

 

Có thể bạn quan tâm

Chat Zalo
Hotline: 0978795566