Thuỷ cảnh là từ được nhắc đến nhiều trong nông nghiệp. Hiện nay, tại Việt Nam phương pháp thuỷ canh được sử dụng khá phổ biến. Vậy thuỷ canh là gì? Thuỷ canh có những ưu nhược điểm gì? Các bạn hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Thuỷ canh là gì?
Thuỷ canh chính là phương pháp canh tác với nước. Cây trồng sẽ được trồng hoàn toàn dưới nước. Nước sẽ có nhiệm vụ cung cấp các dưỡng chất như ion khoáng giúp cây trồng phát triển tốt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp đối với 1 số loại cây nhất định.
Chúng ta có thể kể đến 1 số cây trồng thích hợp như rau cải, hành lá, rau mầm, rau thơm,… Và một số loại rau khác.
Sự khác nhau giữa trồng rau thủy canh và thổ canh
Thủy canh | Thổ canh | |
Điều kiện trồng | Được trồng trong nước, nước cung cấp dưỡng chất chính | Được trồng trong đất, đất cung cấp dưỡng chất chính |
Bổ sung dưỡng chất | Bổ sung chất dinh dưỡng trực tiếp bằng dung dịch dạng lỏng hòa trong nước | Thường xuyên bón phân theo từng giai đoạn phát triển của cây |
Diện tích | Tận dụng diện tích không gian trồng tối đa | Diện tích trồng chỉ hạn chế ở trên đất |
Thuốc bảo vệ | Hạn chế tối đa với thuốc bảo vệ thực vật. Tuyệt đối an toàn với sức khỏe của con người | Thuốc bảo vệ thực vật được phun trên cây, lá. Có khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ |
Chi phí | Tốn nhiều chi phí đầu tư | Tốn ít chi phí đầu tư |
Những lợi ích khi trồng cây theo phương pháp thuỷ canh là gì?
- Sản lượng lớn và sạch: Khi áp dụng phương pháp thuỷ canh, sản lượng thu được rất lớn vì tận dụng được hết không gian trồng. Chất lượng sản phẩm đảm bảo tuyệt đối do trồng trong mô hình khép kín. Từ đó rau trồng đảm bảo được sạch sẽ, an toàn. Từ đó giá thành cũng cao hơn.
- Lợi nhuận cao: Số lượng và chất lượng được nâng cao kéo đến giá thành cao hơn. Nhưng không vì thế mà lợi nhuận giảm. Phương pháp này tiết kiệm được nhiều chi phí thuê nhân công. Chi phí đó sẽ được đầu tư vào công nghệ khép kín thông minh cho cây trồng.
- Tiết kiệm tài nguyên: Canh tác thuỷ canh tiết kiệm được nhiều nước. Nước được tái sử dụng cho những lần trồng tiếp theo. Nước sẵn có trong mô hình trồng, cây rau có thể hút dưỡng chất nhanh chóng.
- Thời gian thu hoạch nhanh: thông thường rau trồng sẽ được thu hoạch sau khoảng 20 – 30 ngày. Việc luân phiên vụ mùa liên tục (ở phương pháp thổ canh thường mất một khoảng thời gian tái tạo đất) và từ đó cũng giúp cho các khoảng thời gian thu hoạch nhanh hơn.
- Vị trí di chuyển thuận lợi: Lý do vì quá trình trồng và phát triển không gắn liền với đất. Việc di chuyển diễn ra nhanh hơn và thuận tiện hơn. Thuận tiện cho việc chăm sóc cây trồng.
- Hạn chế rủi ro: Phương pháp thuỷ canh ứng dụng dây chuyền công nghệ cao và được kiểm soát chặt chẽ. Từ đó hạn chế được hoàn toàn nguy cơ dịch bệnh và sâu bọ. Từ đó, rau và cây trồng được nâng cao chất lượng.
- Bảo vệ môi trường: Phương pháp thuỷ canh hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật nên môi trường từ đó cũng được bảo vệ. Rau không có hoá chất sẽ giúp sức khoẻ con người được đảm bảo tuyệt đối.
Những khó khăn khi trồng cây theo phương pháp thủy canh là gì?
- Chi phí: Để trồng cây theo phương pháp thuỷ canh đòi hỏi chi phí đầu tư cho mô hình khép kín khá lớn. Bởi các vật tư cần dùng đến rất nhiều. Yêu cầu về dây chuyền và mô hình cũng phải đảm bảo. Từ đó khiến nhiều nhà đầu tư còn e ngại khi tiến hành làm thuỷ canh.
- Kỹ thuật cao: Rau thủy canh quy mô lớn cần áp dụng các kỹ thuật và công nghệ cao. Tốn rất nhiều thời gian để đào tạo nhân viên tại vườn để điều chỉnh hệ thống.
- Phòng dịch bệnh: Thuỷ canh tiến hành trong mô hình khép kín nên khi cây trồng bị bệnh sẽ dễ lây lan. Chính vì vậy, bạn cần quan sát, để ý thật kỹ để ngăn ngừa kịp thời dịch bệnh phát tán.
- Môi trường nước: Trước khi bắt đầu canh tác, bạn cần quan sát, tìm hiểu rõ về nguồn nước để đảm bảo nước sạch. Dung dịch dinh dưỡng cũng chọn mua loại thích hợp với từng loại cây.
- Tiêu thụ đầu ra: Vì lượng rau đầu ra có số lượng lớn nên bạn cần tìm đầu ra tiêu thụ. Nếu không lượng rau sẽ bị hỏng rất nhanh, dẫn đến không có nguồn thu.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ và giải đáp những thông tin về thuỷ canh là gì. Hãy đọc và vận dụng nó vào trong thực tế nhé!