Những quy định an toàn điện doanh nghiệp không nên bỏ lỡ 

Quy định an toàn điện từ lâu đã là những điều quan trọng cần phải tuân thủ. Điều này đảm bảo an toàn tính mạng cho người sử dụng và tránh các vấn đề liên quan tới pháp luật. Bài viết này sẽ cung cấp những quy an toàn điện dành cho doanh nghiệp. Đây là nguồn kiến thức hữu ích để quý vị có chiến lược sử dụng điện hiệu quả hơn.

Quy định về an toàn điện là gì?
Quy định về an toàn điện là gì?

Tổng quan về luật điện lực 

Nhà nước ta đã ban hành luật điện lực vào năm 2004. Theo đó gồm 10 chương với 70 điều sẽ áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân và đơn vị sử dụng điện. Bộ luật này dùng để đảm bảo an toàn lao động, phòng tránh các thiệt hại không đáng có xảy ra.

Luật điện lực Việt Nam được thông qua vào ngày 3 tháng 12 năm 2004 tại kỳ họp Quốc hội khóa XI. Năm 2012 đã bổ sung thêm 25 điều trong tổng số 70 điều trước đó. 

Bộ luật này liên quan trực tiếp tới những tổ chức, đơn vị sản xuất, phân phối, sử dụng và giao dịch các sản phẩm liên quan tới điện.

Quy định an toàn điện dành cho doanh nghiệp 

An toàn điện dành cho doanh nghiệp cần được triển khai đầy đủ
An toàn điện dành cho doanh nghiệp cần được triển khai đầy đủ

Các quy định này được ghi cụ thể trong các điều 50, 51, 52, 53 và 57 của bộ luật. Quy định này được ghi cụ thể như sau:

Bảo vệ an toàn lưới điện cao áp (Theo điều 50)

Đầu tiên, bạn cần hiểu hành lang bảo vệ an toàn cao áp là gì? Đây là khoảng không gian giới hạn theo hệ thống đường tải điện. Hoặc thậm chí chúng có thể bao quanh trạm điện, đặc biệt được quy định rõ ràng theo từng cấp điện cụ thể:

  • Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện ở trên không
  • Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cáp ngầm
  • Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện tại trạm điện

Bảo vệ an toàn điện lưới trên không (Theo điều 51)

Những điều căn bản có thể được rút ra từ điều 51 của bộ luật này gồm

  • Đảm bảo khoảng cách an toàn giữa tòa nhà, công trình với hành lang lưới điện trên không.
  • Trước khi tiến hành xây dựng các cơ sở, văn phòng, nhà ở, nhà xưởng, người đại diện cần thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị điện lưới cao áp. Theo đó, cập nhật và đảm bảo các biện pháp an toàn trong thi công.

Bảo vệ an toàn cáp điện ngầm (Theo điều 52)

Tại điều luật này, các hành vi nguy hiểm gây ảnh hưởng đến đường cáp ngầm được ghi cụ thể. Theo đó, nghiêm cấm người dùng đào hố hoặc chôn hóa chất, trồng cây hay một số hành vi khác ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lưới điện. 

Ngoài ra, các đơn vị tiến hành nạo vét sông hồ hoặc thi công ao, bể xử lý chất thải cần báo trước ít nhất 10 ngày với đơn vị quản lý lưới điện. 

Giám sát hệ thống lưới điện trên điện thoại thông minh
Giám sát hệ thống lưới điện trên điện thoại thông minh

Bảo vệ an toàn tại trạm điện (Theo điều 53)

Trạm điện là nơi rất nguy hiểm, chúng có thể phát sinh các hiểm họa khôn lường. Lúc này, bạn cần đặc biệt chú ý đến các điều sau đây:

  • Không xây nhà ở hay công trình công nghiệp trong hành lang an toàn trạm điện.
  • Không trồng cây có chiều cao trên 2m tại khu vực trạm lưới điện này.

An toàn sử dụng điện trong hoạt động sản xuất (Theo điều 57)

Điều 57 ghi rõ các quy định, điều khoản ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn sử dụng trong hoạt động sản xuất. Theo đó, chủ doanh nghiệp nên tuyên truyền đến người lao động:

  • Hệ thống máy móc điện nên được tắt sau khi sử dụng. Hạn chế tình trạng dùng máy móc quá cũ hoặc dây bị hở hoặc đứt.
  • Thiết bị sử dụng trong lưới điện cần có chất lượng cao, kiểm ngặt nghiêm theo các tiêu chuẩn an toàn.
  • Lưới điện trang bị các thiết bị đảm bảo an toàn như aptomat, cầu chì, cầu dao…
Biển cảnh báo cho người dùng
Biển cảnh báo nguy hiểm

An toàn điện trong sinh hoạt (Theo điều 58)

Theo điều này, quý khách cần chú ý việc không để các thiết bị phát nhiệt gần khu vực dễ, cháy nổ. Tuyệt đối không được nối các thiết bị đóng điện trực tiếp vào dây trung tính của mạch ba pha. Điều này cần tuân thủ các quy định trong thiết lập và thiết kế đường lưới điện.

Trên đây là các quy định an toàn điện mà doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình nên cập nhật. Điều này vừa đảm bảo nghĩa vụ với cá nhân, tổ chức và cả xã hội. 



Bài viết liên quan

Cấu tạo của máy biến thế Máy Biến Thế: Cấu Tạo Và Nguyên Tắc Hoạt Động

Máy biến thế hay còn được gọi là máy biến áp là thiết bị được dùng rộng rãi trong thực tế nhất là ngành điện. Chúng ta thường thấy máy biến thế trên các trụ điện với chức năng là hạ thế điện áp cao sang điện áp thấp cho người dân sử dụng. Do…

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet là một thiết bị giúp kết nối và chuyển đổi dữ liệu giữa hai giao thức truyền thông công nghiệp phổ biến, Profibus và Profinet. Hệ thống tiêu chuẩn trong bộ lập trình PLC Siemens sử dụng Profibus để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên,…

So sanh Profinet và profibus PROFINET và PROFIBUS: Sự khác biệt, ưu nhược điểm và ứng dụng

Profinet và Profibus là hai chuẩn truyền thông phổ biến nhất hiện nay. Profinet là sự nâng cấp mạnh mẽ từ Profibus. Bạn có biết rằng Profinet có tốc độ truyền nhanh hơn Profinet gần 10 lần và thời gian phản hồ dưới 1ms hay không? Để làm được điều này bạn cần có các…