Nếu như bạn đã quá quen thuộc với các loại cảm biến đo khoảng cách như siêu âm, radar, tiệm cận, laser hay cảm biến LVDT thì cảm biến dây rút lại là một loại cảm biến ít được biết tới so với các loại cảm biến khác. Bản thân mình vẫn thích sử dụng cảm biến không tiếp xúc hơn là các loại cảm biến dạng cơ khí thuần túy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì các loại cảm biến không tiếp xúc như Laser, siêu âm hay tiệm cận lại không phát huy được đúng chức năng của mình hoặc đo khoảng cách không được chính xác, dễ bị nhiễu hay không ổn định trong quá trình sử dụng.
Cảm biến dây rút được xem là một cứu cánh cuối cùng khi bạn cần đo khoảng cách mà các loại cảm biến khác không thể sử dụng được. Cảm biến dây rút được thiết kế hoàn toàn cơ khí với một đầu dây được kéo ra và có thể tự thu lại bằng cơ cấu lò xo bên trong. Tín hiệu ngõ ra 4-20mA hoặc 0-10V sẽ tương ứng với độ dài của dây cảm biến.
Khi chưa kéo dây ra khỏi cảm biến thì tín hiệu tương ứng sẽ là 4mA, khi kéo hết hoàn toàn thì tín hiệu sẽ là 20mA. Các bạn lưu ý rằng tín hiệu của cảm biến dây rút sẽ là tuyến tính tương ứng với độ dài của cảm biến.
Môi một cảm biến sẽ có một độ dài khác nhau & phải được lựa chọn trước khi đặt hàng. Khoảng cách ngắn nhất của cảm biến chúng ta có thể chọn là 50mm và khoảng cách xa nhất là 42.5m. Độ phân giải cao lên tới 17 micromet đảm bảo độ tin cậy cao cho các ứng dụng đo khoảng cách.
Cảm biến dây rút dùng cho ứng dụng gì?
Khi lần đầu tiên tiếp xúc với cảm biến dây rút thì tôi cảm thấy đây là một loại cảm biến quá đơn giản mà bản thân tôi có thể sử dụng nhiều cách khác để thay thế. Bởi, nó hoạt động tương tự một Ecorder có ngõ ra xung hoặc Analog 4-20mA.
Tuy nhiên, tôi đã sai lầm. Bởi trong một số trường hợp Ecorder không thể gắn vào các trục của motor, lúc này bạn cần một cảm biến dây rút để đo hành trình di chuyển của các trục, cánh tay đòn hay piston.
Sau đây là các ứng dụng của cảm biến dây rút mà tôi được biết. Nó sẽ giải quyết một cách đơn giản các bài toán nan giải mà bạn đang gặp phải. Tất nhiên, tôi sẽ chia sẻ cho các bận biết điều đó.
Cảm biến dây rút theo dõi hành trình xe nâng
Xe nâng được sử dụng phổ biến trong việc di chuyển hàng hóa trong các kho hàng có không gian hạn chế. Đặc biệt là các khu vực hậu cần có chiều cao từ 12-50m giúp tăng không gian lưu trữ lên rất nhiều với hàng trăm nghìn pallet.
Xe nâng sẽ di chuyển các pallet này qua những hành lang hẹp và xếp chúng vào những ô chứa với độ chính xác cao. Để đảm bảo việc lưu trữ các pallet một cách trơn tru và an toàn, việc điều khiển xe nâng phải được thực hiện bằng một cảm biến.
Cảm biến dây rút được sử dụng để theo dõi hành trình của xe nâng & cho phép định vị chính xác các pallet. Điều này đảm bảo rằng các pallet không làm hỏng hàng hóa hoặc giá đỡ.
Cảm biến dây kéo còn được xem là một cảm biến xe nâng được dùng để biết giới hạn của hành trình nâng hạ của việc di chuyển hàng hóa & tránh gây đổ vỡ trong quá trình làm việc.
Cảm biến dây rút cho xe cẩu trục
Cần trục di động vận chuyển hàng hóa nặng tại công trường. Ưu điểm so với cần trục cố định là có thể được triển khai hiệu quả hơn về thời gian và chi phí. Chúng cũng cần ít chỗ hơn so với cần trục cố định.
Cảm biến dây kéo SX120 và MH120 được sử dụng để đo mô-men xoắn tải để ngăn không cho cần trục lật.
Độ mở rộng của giá đỡ cần trục được tính toán với các giá trị được đo bằng cảm biến dây kéo. Các giá trị khác như chiều cao cần trục, góc quay và tải trọng nâng rất quan trọng đối với việc tính toán phần mở rộng. Tính toán chính xác là điều cần thiết để tuân thủ các giá trị hướng dẫn. Các giá trị hướng dẫn này và việc sử dụng các cảm biến dây kéo dự phòng đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Cảm biến dây kéo dùng cho bàn nâng hàng hóa
Việc vận chuyển hàng hóa nặng trong công nghiệp không còn có thể thực hiện được bằng sức người như trước đây. Hỗ trợ để nâng tải đã được sử dụng trong thời cổ đại và việc tối ưu hóa liên tục vẫn còn cần thiết cho đến ngày nay. Mục tiêu là làm cho việc giám sát thủ công trở nên lỗi thời bằng cách chuyển sang Công nghiệp 4.0. Cảm biến là thành phần quan trọng của mạng lưới các quy trình tự động mới này. Đối với điều này, điều cần thiết là phải biết chính xác vị trí của hàng hóa sẽ được di chuyển. Cảm biến dây kéo để xác định vị trí đáp ứng yêu cầu này và đặc biệt thích hợp để giám sát quá trình nâng ngang và dọc.
Cảm biến dịch chuyển SX80 lắp đặt dễ dàng có thể được sử dụng để đo vị trí trên bàn nâng, bệ nâng và công tác hoặc đường dốc tải. Với phạm vi đo tối đa 3 mét và một số lượng lớn tín hiệu đầu ra tương tự và kỹ thuật số, bộ chuyển đổi dịch chuyển này là tiền đề cho công nghệ nâng hạ. Nó cung cấp cho người vận hành dữ liệu chính xác và đáng tin cậy về vị trí chính xác của tải trọng cần nâng. Điều này thúc đẩy tự động hóa các quy trình hậu cần và đảm bảo công việc nhanh chóng, an toàn.
Cách chọn cảm biến dây rút
Dù rằng cảm biến dây rút có thiết kế khá đơn giản nhưng để sử dụng và chọn đúng thông số kỹ thuật thì đó không phải là một việc đơn giản đối với người mới. Tất nhiên rằng, đối với các bạn kỹ thuật đo lường thì việc chọn thiết bị tương đối đơn giản. Để chọn cảm biến dây kéo một cách chính xác, hiệu quả, tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo đúng chức năng thì các bạn cần tham khảo các thông số kỹ thuật sau đây.
Khoảng cách đo của thiết bị cần đo
Khoảng cách đo được xem là tiêu chí hàng đầu cho việc lựa chọn thiết bị của cảm biến dây kéo. Bởi vì mỗi một Model chỉ có một khoảng đo nhất định. Tôi lý ví dụ như waycon có khá nhiều model cảm biến dây kéo khác nhau như :
- SX50 có độ dài max 1250mm
- SX80 có độ dài max 3000mm
- SX120 có độ dài max 5000mm
- SX135 có độ dài max 42.5m
- MH60 dài max 4m
- MH120 max 10m
- SX300 độ dài max 15m
- LX có độ dài 1250mm
- FX-HM có độ dài 375mm
- ZX có độ dài max 38mm
- HX có độ dài 100mm…50m
- VX có độ dài max 42.5m
Tại sao lại có nhiều version khác nhau mà có cùng độ dài như nhau trong một khoảng cách đo như vậy?
Mỗi một loại sẽ có một sai số, tốc độ đo, độ trượt khác nhau. Ngoài ra một số loại có tín hiệu ngõ ra đặc biệt tương ứng với dòng cảm biến đó mà các dòng khác lại không đáp ứng được.
Chúng ta dùng cảm biến để đo dù chính xác tới mức nào thì cái chúng ta nhận được chính là tín hiệu truyền về chứ không phải cơ cấu của cảm biến.
Như vậy, dù đúng hay sai, dù chính xác cao hay thấp thì tín hiệu truyền về là cái để chúng ta xác định được vị trí đo cũng như độ chính xác của cảm biến.
Tín hiệu ngõ ra bạn đang cần là loại tín hiệu gì
Cảm biến dây rút có nhiều loại khác nhau & cũng đa dạng tín hiệu ngõ ra. Bản thân tôi thì thích tín hiệu ngõ ra analog 4-20mA hơn so với các loại tín hiệu khác. Tất nhiên đó là thói quen & sở thích cá nhân. Chúng ta cùng xem các loại tín hiệu mà cảm biến dây kéo có thể truyền về nhé.
Các loại tín hiệu ngõ ra của cảm biến dây rút :
- Analog output : 4-20mA, 0-10V, biến trở 1k ohm, 5k ohm, 10k ohm
- Digital output : TTL, HTL, SSI, profibus, CANopen, EtherCAT, Profinet
- Ecorder output
- Redundant : -5V …+5V, 0,5…4.5V …
Mỗi loại tín hiệu đều có ưu và nhược điểm riêng. Cái tốt nhất là cái phù hợp nhất với bản thân người sử dụng.
Điều kiện sử dụng cảm biến dây kéo
Trong một môi trường sử dụng cảm biến dây kéo khác nhau thì chúng ta có thể chọn một loại cảm biến dây kéo cho phù hợp. Sự khác biệt nằm ở thân vỏ, chất liệu dây, tiêu chuẩn chống nước, chống bụi của cảm biến. Dây của cảm biến thường được làm bằng vật liệu thép với kích thươc 0,5mm.
Ngoài ra việc cảm biến hoạt động trong môi trường bình thường sẽ khác với cảm biến làm việc ở nhiệt độ cao. Các cảm biến dây rút đều được thiết kế lắp ngoài trời với IP67 cho khả năng chống chịu thời tiết tốt. Trong một số môi trường làm việc đặc biệt như lực kéo lớn, nhiệt độ cao, tốc độ nhanh cần chọn version phù hợp.
Mua cảm biến dây rút
Việc tìm kiếm một nhà cung cấp uy tín, có kiến thức – kinh nghiệm về cảm biến dây rút không hề đơn giản. Công ty Hưng Phát là một trong những nhà cung cấp cảm biến với nhiều năm kinh nghiệm trong đó có cảm biến dây kéo. Nếu các bạn có thắc mắc, cần tư vấn về cảm biến dây rút hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ.
Chúc các bạn thành công !
Kỹ Sư Cơ – Điện Tử
Nguyễn Minh Hòa
Mobi : 0978.79.55.66
Mail : hoa.nguyen@huphaco.vn