Điều Khiển Đóng Ngắt RELAY Theo Nhiệt Độ Bằng ATR121

Nếu bạn đang tìm kiếm một thiết bị có chức năng đóng ngắt Relay theo nhiệt độ. Thì bạn nên xem xét về bộ điều khiển ATR121 nó sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề. Ở bài viết này tôi sẽ giới thiệu về bộ điều khiển ATR121 và hướng dẫn bạn sử dụng bộ điều khiển để đóng ngắt Relay theo giá trị đo được của cảm biến nhiệt độ Pt100, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.

Bộ điều khiển ATR121

Bộ điều khiển ATR121-B được nghiên cứu và sản xuất bởi Pixsys. Có kích thước thước nhỏ gọn, tuy nhiên vẫn được tích hợp rất nhiều chức năng. Những chức năng tiêu biểu của bộ điều khiển là hiển thị giá trị cảm biến, điều khiển PID và đặc biệt là có thể đóng ngắt Relay được tích hợp bên trong bộ điều khiển theo giá trị cho trước.

Bộ điều khiển ATR121
Bộ điều khiển ATR121-B

Thông số kỹ thuật 

  • Nguồn thiết bị: 230 Vac 
  • Hiển thị: Màn hình LCD 0,56 inch hiển thị 3 số và 3 led (OUT1, OUT2, L1)
  • Khối lượng xấp xỉ: 100 g
  • Công suất: ATR121-B: 3 W
  • Tín hiệu đầu vào: từ các loại cảm biến nhiệt độ, các tín hiệu dạng 4-20 mA, 0-10 V
  • Tín hiệu đầu ra ở 2 cổng relay: OUTPUT 1 là 8A-250V~ và OUTPUT2 là 5A-250V~
  • Kích thước:
Kích thước bộ điều khiển ATR121
Kích thước ATR121-B

Sơ đồ chân bộ điều khiển ATR121

Sơ đồ chân bộ điều khiển ATR121
Sơ đồ chân ATR121-B
  • Chân 1 và 2 là chân nguồn
  • Chân 3, 4 và 5 là relay OUTPUT1
  • Chân 6 và 7 là relay OUTPUT2
  • Chân 8 và 9 là chân SSR
  • Chân 9,10,11 và 12 là chân tín hiệu đầu vào các loại cảm biến

Màn hình hiển thị và các nút chức năng 

Mặt trước của bộ điều khiển ATR121
Mặt trước của ATR121-B
  • Khu vực 1 là khu vực hiển thị giá trị
  • Đèn led 2 và 3 sáng, tắt tương ứng với đóng, mở relay OUTPUT1 và OUTPUT2
  • Đèn Led 4 sáng khi giao tiếp qua serial port
  • Nút nhấn 5 và 6 dùng tăng, giảm giá trị
  • Nút nhấn 7 dùng cài đặt thông tin giá trị
  • Nút nhấn 8 dùng vào, ra các cài đặt

Cách cài đặt cơ bản bộ điều khiển ATR121

Bước 1:

Sau khi nối nguồn điện 220V vào chân 1 và 2 của bộ điều khiển, màn hình sẽ hiển thị E-5 do chưa được cài đặt các thông số.

Bước 2:

Nhấn giữ nút FNC trong 3 giây , số 000 sẽ xuất hiện trên màn hình.

Bước 3:

Nhập mật khẩu là 123 vào màn hình bằng cách nhấn nút SET để chọn vị trí số và các nút mũi tên để thay đổi giá trị số.

Bước 4:

Sau khi nhập mật khẩu xong nhấn SET, bây giờ màn hình hiển thị như hình bên dưới đây là các danh mục cài đặt của bộ điều khiển. Nhấn dấu mũi tên để chuyển qua lại giữa các danh mục.

Bước 5:

Nếu muốn chọn danh mục nào chỉ cần bấm giữ nút SET và đồng thời nhấn các dấu mũi tên để thay đổi thông số mong muốn. Nếu muốn trở về màn hình ban đầu nhấn FNC.

Cảm biến nhiệt độ PT100

Cảm biến nhiệt độ PT100 TS1PL3BA150GD-BB được sản xuất bởi Termotech. Đây là loại cảm biến nhiệt điện trở, sử dụng sự thay đổi của điện trở để đo nhiệt độ của môi trường. Vì vậy, sẽ có khoảng đo nhiệt độ rất rộng, sai số thấp nên có độ chính xác cao.

Để tín hiệu Pt100 có thể vào được PLC cần phải thông qua bộ chuyển đổi tín hiệu sang tín hiệu dòng 4-20 mA. Một vài bộ chuyển đổi tín hiệu Pt100 như: T120, K121,…

Cảm biến nhiệt độ PT100 TS1PL3BA150GD-BB

Thông số kỹ thuật

  • Loại: Pt100 3 dây
  • Nhiệt độ làm việc: -80..600°C
  • Đường kính que đo: 6 mm
  • Chiều dài que đo: 200 mm
  • Ren nối: G1/2

Cách nối dây

Cảm biến bao gồm 3 dây: 2 dây trắng và 1 dây đỏ. Mọi người cần chuẩn dây điện đường kính 6-8 mm, trong đó 2 dây cùng màu nhau và dây còn lại khác màu. Nên dùng 2 dây màu đỏ và 1 dây màu trắng cho phù hợp với quy định của nhà sản xuất. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1:

Dùng tua vít mở 2 con ốc ở nắp của cảm biến nhiệt. Sau đó lấy rời nắp ra, sẽ thấy được có 3 chân trong đó 2 chân được nhà sản xuất đánh dấu bằng màu đỏ.

Bước 2:

Dùng 3 dây điện đã được chuẩn bị, luồn qua ống trên thân cảm biến. Bắt đầu nối 2 dây cùng màu (2 dây đỏ) vào 2 chân được đánh dấu đỏ. Dây còn lại (dây trắng) nối với chân còn lại.

Bước 3:

Lấy nắp đậy cảm biến và dùng tua vít để vặn ốc lại như ban đầu

Pt100 đã được nối dây

Sử dụng bộ điều khiển ATR121 và cảm biến nhiệt độ Pt100

Sau đây, mình sẽ sử dụng chức năng tiêu biểu của bộ điều khiển ATR121-B là điều khiển Relay theo giá trị được đặt trước. Bằng cách sử dụng giá trị đo được của Pt100 để điều khiển Relay bên trong bộ điều khiển.

Hướng dẫn nối dây

Những thiết bị cần chuẩn bị:

  • Một bộ điều khiển ATR121-B
  • Một dây nguồn 220 Vac
  • Một cảm biến nhiệt độ Pt100 3 dây đã được đấu nối dây

Bên dưới là sơ đồ nối dây dành cho cảm biến nhiệt độ Pt100 loại 3 dây vào bộ điều khiển ATR121-B với 2 dây đỏ vào chân 10 và 12, dây trắng vào chân 11.

Sơ đồ đấu dây Pt100 loại 3 dây

Để các bạn dễ hình dung thì hình dưới đây là sơ đồ nối dây mình đã vẽ, với relay OUTPUT2 dùng để điều khiển thiết bị các bạn mong muốn.

Sơ đồ nối dây Pt100 vào bộ điều khiển ATR121
Sơ đồ nối dây Pt100 vào ATR121-B

Hướng dẫn cài đặt thông số bộ điều khiển ATR121

Giả sử bạn muốn cảm biến hoạt động trong khoảng nhiệt độ 30°C đến 50°C và muốn Relay hoạt động ở nhiệt độ 40°C. Các bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1:

Sau khi cấp nguồn cho thiết bị. Các bạn vào danh mục cài đặt của bộ điều khiển  ATR121-B theo các bước mình đã đề cập bên trên. Ở danh mục c.ou nhấn giữ nút SET và bấm nút lên xuống để chuyển màn hình hiển thị thành o1.2 .Điều đó có nghĩa là chọn điều khiển relay OUTPUT2.

Bước 2:

Bỏ giữ nút SET. Bấm nút mũi tên để chuyển sang danh mục SEn chuyển màn hình thành Pt để dùng cho tín hiệu đầu vào là cảm biến nhiệt độ Pt100.

Bước 3:

Chúng ta sẽ điều chỉnh khoảng giới hạn Setpoint mong muốn. Giả sử, bạn muốn giá trị đặt Setpoint cao nhất ở 55°C và thấp nhất ở 25°C. Chỉ cần chuyển màn hình sang danh mục Lo.S để điều chỉnh giới hạn Setpoint thấp nhất và Hi.S cho khoảng Setpoint cao nhất.

Bước 4:

Cài đặt khoảng nhiệt độ mong muốn. Với nhiệt độ mong muốn từ 25°C đến 50°C. Các bạn vào danh mục Lo.n để cài đặt giá trị thấp nhất và danh mục Hi.n để cài đặt giá trị cao nhất.

Bước 5:

Cài đặt giá trị Setpoint là 40°C. Nhấn FNC để quay về màn hình chính. Sau đó nhấn SET sẽ thấy đèn Led OUT 1 nhấp nháy, có nghĩa là cho phép nhập Setpoint cho OUTPUT1. Bấm SET một lần nữa thì đèn Led OUT 2 nhấp nháy có nghĩa cho phép nhập Setpoint cho OUTPUT2. Ở đây chúng ta dùng OUTPUT2 nên sẽ nhập Setpoint khi đèn Led OUT 2 sáng, dùng nút lên xuống để thay đổi giá trị.

Chọn Setpoint cho Relay 2 theo đèn Led OUTPUT2

Sau khi hoàn thành cài đặt chúng ta tiến hành kiểm tra thử. Khi ở nhiệt độ 30°C đèn Led OUT 2 không sáng. Cho thấy Relay chưa hoạt động.

Màn hình bộ điều khiển ATR121 khi Relay chưa hoạt động
Relay 2 chưa hoạt động

Khi tăng nhiệt độ lên 40°C đèn Led OUT 2 sáng và nghe được tiếng Relay hoạt động. Đợi khi nhiệt độ giảm xuống còn 39°C đèn Led OUT 2 tắt và nghe tiếng Relay. Vậy chúng ta đã cài đặt thành công.

Màn hình bộ điều khiển ATR121 khi Relay 2 hoạt động
Relay 2 đã hoạt động

Lời kết

Đây là toàn bộ quá trình sử dụng bộ điều khiển ATR121-B để đóng mở relay theo nhiệt độ. Ngoài chức năng trên, bộ điều khiển ATR121-B còn có nhiều chức năng hay ho khác, mình sẽ giới thiệu các chức năng đó với các bạn trong tương lai. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công.



Bài viết liên quan

Bộ chuyển đổi 4-20mA sang ethernet Bộ chuyển đổi 4-20mA sang TCP-IP

Bộ chuyển đổi 4-20mA sang Modbus TCP-IP được dùng để giải quyết bài toán truyền tín hiệu 4-20 đi xa hành kilomet. Việc này gần như bất khả thi trước kia. Với truyền thông Modbus TCP-IP việc truyền tín hiệu 4-20mA, 0-10V đi xa không còn giới hạn khoảng cách như trước đây nữa. Truyền…

Ứng dụng IO Profinet R-8AI-8DIDO-P Profinet IO : Digital – Analog cho PLC Siemens

PROFINET IO không chỉ là một giao thức truyền thông, mà còn là một hệ thống tự động hóa toàn diện. Không giống như một số giao thức truyền thông khác, PROFINET IO không chỉ đơn thuần là truyền dẫn dữ liệu, mà còn cung cấp một hệ thống mạng linh hoạt, có khả năng…

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet là một thiết bị giúp kết nối và chuyển đổi dữ liệu giữa hai giao thức truyền thông công nghiệp phổ biến, Profibus và Profinet. Hệ thống tiêu chuẩn trong bộ lập trình PLC Siemens sử dụng Profibus để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên,…