Công tắc và cầu dao điện: So sánh điểm giống và khác nhau

Công tắc và cầu dao điện là những sản phẩm nổi bật trong thiết bị điện. Khi sử dụng, thiết bị được khách hàng quan tâm nhiều vấn đề như công dụng, đặc điểm, tính năng và nguyên lý hoạt động… Tuy nhiên, đôi khi người dùng còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Hãy cùng thietbikythuat phân biệt chúng ngay trong bài viết này nhé! 

Bạn biết gì về công tắc và cầu dao điện
Bạn biết gì về công tắc và cầu dao điện

Tổng quan về công tắc và cầu dao điện

Cầu dao điện là gì?

Cầu dao điện là gì
Cầu dao điện là gì

Cầu dao điện là thiết bị dùng để bảo vệ hệ thống mạch điện khi quá tải hoặc ngắn mạch. Chúng có thể đóng, ngắt mạch điện tự động hoặc thủ công bằng tay. Đây là điểm đặc biệt của cầu dao với cầu chì điện. 

Hiện nay, cầu dao điện có nhiều loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng tốt nhất nhu câu của người dùng. 

Công tắc điện là gì?

Công tắc điện là gì vậy?
Công tắc điện là gì vậy?

Tương tự như cầu dao điện, công tắc cũng dùng để đóng, ngắt mạch điện. Chúng có thể ngắt tự động hoặc thủ công qua dùng tay. Tuy nhiên, thông thường công tắc thường đi liền với một thiết bị tiêu thụ điện cụ thể. Chẳng hạn, mỗi bóng đèn thường có 1 công tắc để điều khiển thiết bị đó. Hệ thống điện gia đình hay khu công nghiệp có số lượng công tắc rất lớn. Trong khi đó, số lượng cầu dao thường hạn chế hơn.

So sánh cầu dao điện và công tắc điện

So sánh giữa công tắc và cầu dao điện hiện nay
So sánh giữa công tắc và cầu dao điện hiện nay

Về chức năng hoạt động

  • Chúng đều có nhiệm vụ chính dùng để đóng, ngắt mạch điện. Thường dùng cho một hoặc một số thiết bị tiêu thụ điện cụ thể. 
  • Sử dụng lắp đặt linh hoạt ở nhiều vị trí, không gian khác nhau. 
  • Cầu dao thường được dùng để cắt mạch điện tổng trong khi công tắc điều khiển một số thiết bị nhỏ lẻ.

Về nguyên lý hoạt động thiết bị công tắc điện

Công tắc được người dùng lắp đặt trong hệ thống mạch điện với nhiều thiết bị khác nhau. Thông thường, chúng sử dụng để đóng, cắt dây nóng. Công tắc được phân thành các dòng chính như sau:

  • Công tắc bấm.
  • Công tắc xoay.
  • Công tắc bật.

Hoặc phân theo số cực với công tắc 2 cực, 3 cực, công tắc 4 cực.

  • Công tắc 2 cực: Gồm 1 cực động và 1 cực tĩnh, chúng dùng đóng, ngắt hệ thống thiết bị điện. Sản phẩm thường không yêu cầu cao về kỹ thuật lắp đặt. 
  • Công tắc 3 cực: Ứng dụng cho hệ thống chiếu sáng cầu thang gia đình và tòa nhà. Chúng có thể điều khiển theo nhiều vị trí khác nhau, rất tiện lợi.
  • Công tắc 4 cực: Gồm 3 công tắc dùng điều khiển 1 bóng đèn và các thiết bị điện khác với 3 vị trí khác nhau.

Về nguyên lý hoạt động của cầu dao điện

So với công tắc điện, cầu dao điện có nhiều ưu điểm hơn. Thiết bị có thể điều khiển để ngắt mạch điện ở dây pha và dây trung tính. Vỏ sản phẩm có chất liệu từ nhựa hoặc sứ. Đa dạng để người dùng lựa chọn theo nhu cầu, sở thích.

Có thể sử dụng đồng thời cả 2 thiết bị trong lưới điện
Có thể sử dụng đồng thời cả 2 thiết bị trong lưới điện

Cách phân loại cầu dao như sau:

  • Cầu dao cơ: thực hiện hoạt động đóng, ngắt mạch bằng tay. Chúng có mức giá vừa phải, phù hợp với nhiều người dùng khác nhau. 
  • Cầu dao tự động: Tên gọi khác là Cb-aptomat. Sản phẩm đang có mức độ ưa chuộng cao hơn các loại cầu dao cơ. Chúng có thể được phân thành cầu dao chống rò ELCB hoặc cầu dao quá tải CB với đa dạng các mức công suất tiêu thụ.
  • Cầu dao tự động chống rò CB: chúng tự động phát hiện tình trạng mạch bị ngắn. Từ đó bảo vệ hệ thống lưới điện và các thiết bị trong hệ thống.

Như vậy, cầu dao điện và công tắc điện có nhiều điểm khác biệt về chức năng, mục đích sử dụng. Đặc biệt, chi phí cho mỗi thiết bị cũng có sự chênh lệch. Bạn hoàn toàn nên sử dụng đồng thời và kết hợp chúng lại với nhau.

 



Bài viết liên quan

Cấu tạo của máy biến thế Máy Biến Thế: Cấu Tạo Và Nguyên Tắc Hoạt Động

Máy biến thế hay còn được gọi là máy biến áp là thiết bị được dùng rộng rãi trong thực tế nhất là ngành điện. Chúng ta thường thấy máy biến thế trên các trụ điện với chức năng là hạ thế điện áp cao sang điện áp thấp cho người dân sử dụng. Do…

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet là một thiết bị giúp kết nối và chuyển đổi dữ liệu giữa hai giao thức truyền thông công nghiệp phổ biến, Profibus và Profinet. Hệ thống tiêu chuẩn trong bộ lập trình PLC Siemens sử dụng Profibus để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên,…

So sanh Profinet và profibus PROFINET và PROFIBUS: Sự khác biệt, ưu nhược điểm và ứng dụng

Profinet và Profibus là hai chuẩn truyền thông phổ biến nhất hiện nay. Profinet là sự nâng cấp mạnh mẽ từ Profibus. Bạn có biết rằng Profinet có tốc độ truyền nhanh hơn Profinet gần 10 lần và thời gian phản hồ dưới 1ms hay không? Để làm được điều này bạn cần có các…