Cọc tiếp địa là thiết bị quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Được xem là bộ phận cốt lõi giúp chống rét hiệu quả. Trong bài viết này, bạn sẽ được hiểu cọc tiếp địa là gì? Đặc biệt cập nhật ngay các ứng dụng đặc biệt của cọc tiếp địa trong đời sống và hoạt động sản xuất.
Cọc tiếp địa là gì?
Cọc tiếp địa có cấu tạo đơn giản chỉ gồm 1 thanh kim loại. Chúng được vót nhọn đầu để dễ dàng cắm sâu xuống lòng đất. Bạn có thể nối 2 hoặc nhiều cọc lại với nhau. Điều này tùy thuộc vào mục đích sử dụng và địa hình khu vực cắm.
Thiết bị là bộ phận cốt lõi của hệ thống chống sét. Nhờ đó hệ thống chống sét sẽ hoạt động hiệu quả. Từ đó, chúng phát huy vai trò bảo vệ thiết bị, máy móc và con người.
Cọc tiếp địa có vai trò chính để phân tán năng lượng từ sét xuống đất. Thông qua đó, chúng đảm bảo tính mạng cho con người. Nhờ đó, chúng giảm thiểu được sự hỏng hóc các thiết bị, máy móc, vật dụng.
Cọc tiếp địa được phân loại như thế nào?
Dựa theo chất liệu, cọc tiếp địa được phân thành 3 loại chính sau đây:
- Cọc tiếp địa chất liệu đồng: Gồm 2 màu là vàng đồng và đồng đỏ.
- Cọc tiếp địa thép mạ kẽm
- Cọc tiếp địa thép mạ đồng
Trong số đó cọc tiếp địa nguyên chất là loại tốt hơn cả. Chúng không chỉ có tính dẫn điện tốt mà độ bền cũng vô cùng cao. Tuy nhiên, chi phí cho mỗi sản phẩm thường cao hơn các loại cọc tiếp địa khác.
Tiêu chuẩn kỹ thuật của cọc tiếp địa là gì?
Để sản xuất và đưa vào hoạt động thành công cọc tiếp địa chúng cần đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể. Trong đó được quy định rõ ràng tại TCVN 9358:2012:
- Hình dạng tròn với kích thước tối thiểu là 16mm. Kích thước điện cực thép tối thiểu là 12mm.
- Về chiều dày, 4mm là độ dày tối thiểu. Chúng cần được mạ kẽm hoặc bảo vệ để có thể chống chịu khi chôn xuống dưới môi trường đất.
- Kích thước cọc tiếp địa kim loại có đường kính nhỏ nhất là 19mm. Chiều dày cần lớn hơn 2.45mm. Các phương pháp khuyến nghị bảo vệ gồm có mạ kẽm nón hoặc chống ăn mòn điện hóa.
Tiêu chuẩn thi công cọc tiếp địa như thế nào?
Vật chất điện cần được đóng sâu xuống đất với một độ sâu quy định. Lúc này nên rất cần liền thổ và đảm bảo chèn chặt lên chiều dài của điện cực. Độ sâu lắp đặt cọc nên trong khoảng cách từ 0.5 đến 1.5m. Chúng được tính từ mặt đất liền thổ đến đỉnh cọc.
Hiện nay, cọc tiếp địa có thể đóng thẳng hoặc nghiêng tùy ý. Tuy nhiên, chúng cần tương thích với hệ thống nối đất của 1 phân xưởng và khoảng cách tối thiểu thường không vượt quá 20m. Chúng cần nối nhau bằng các đoạn điện cực để hình thành mạch khép kín xung quanh phân xưởng, nhà ở…
Hậu quả khi đóng cọc tiếp địa sai cách
Khi thực hiện đóng cọc tiếp địa đúng cách, chúng sẽ giúp bảo vệ toàn bộ công trình, nhà xưởng. Cho dù điều kiện khí hậu khắc nghiệt kèm sấm sét. Tuy nhiên, nếu đóng cọc sai cách, bạn sẽ gặp phải nhiều nguy hiểm tiềm ẩn:
- Do bản tính dẫn điện mạnh của cọc tiếp địa nên chúng có thể đem lại nhiều nguy hiểm cho con người. Đặc biệt là sức khỏe và tính mạng khi có sấm sét xảy ra.
- Cọc tiếp địa được đóng vào nền móng của tòa nhà, công xưởng nên chất lượng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Chúng là thời gian thi công kéo dài lâu hơn. Thậm chí điều này có thể khiến thiệt hại cho các công trình ngầm.
Tiêu chí của hệ thống cọc tiếp địa đạt chuẩn
- Không gây ra ảnh hưởng đến các công trình ngầm xung quanh vị trí đóng.
- Toàn bộ hệ thống cần được đảm bảo nằm gọn trong lòng đất.
- Khoảng cách thực hiện dự án cần đảm bảo các tiêu chuẩn thi công.
Lúc này, hệ thống thường phát huy hiệu quả tốt hơn và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, khí hậu đối với công trình, tòa nhà, phân xưởng…
Trên đây là các kiến thức giúp quý vị hiểu hơn cọc tiếp địa là gì. Hy vọng các bạn nhận thấy tầm quan trọng của việc thi công cọc tiếp địa để bảo vệ hệ thống điện lưới. Chúng đặc biệt quan trọng cho tòa nhà, công xưởng và tính mạng con người.