Bộ Chuyển Nguồn 220V Sang 24V

Bộ chuyển nguồn 220V sang 24V còn được gọi là bộ chuyển đổi tín hiệu nguồn 220V sang 24Vdc. Bộ chuyển đổi nguồn nhằm mục đích thay đổi điện áp đầu vào 220Vac thành điện áp 24Vdc. Chúng ta đều biết rằng điện áp cấp nguồn cho các cảm biến, PLC và các bộ chuyển đổi tín hiệu đều là 24Vdc. Chính vì thế mà bộ chuyển nguồn 220V sang 24V là một thiết bị không thể thiếu cho tủ điện điều khiển.

Vấn đề là các bạn chọn bộ nguồn 24Vdc nào mà thôi bởi có rất nhiều loại bộ chuyển đổi nguồn 220V sang 24V khác nhau. Bộ nguồn tổ ong 24V là một thiết bị quá quen thuộc và dành cho các tủ điện không yêu cầu tiêu chuẩn, ổn định hay cần bảo vệ các thiết bị phía sau bộ nguồn.

Tất nhiên rằng đối với các tủ điện dành cho PLC, hay các thiết bị quan trọng, mắc tiền & cần độ thẩm mỹ cao thì bộ nguồn 24V phải là loại tiêu chuẩn DIN Rail và được chuyên dùng cho các tủ điện điều khiển.

Các bạn biết là tôi muốn nói tới bộ nguồn nào rồi đúng không. Đó là bộ nguồn gắn DIN Rail được dùng trong các tủ điều khiển. Một trong các thương hiệu khá lớn trong các bộ nguồn 24Vdc các bạn phải biết tới đó là : Siemens, Weidmuller, Meanwell, Wago, Omron, Seneca … Các hãng lớn thông thường đều tự sản xuất các bộ nguồn cho riêng mình. Trong bài viết này mình chi sẻ về bộ nguồn 220V/24v của Seneca được chuyên dùng cho các bộ chuyển đổi tín hiệu và PLC. Chúng ta cùng tham khảo nhé.

Bộ chuyển nguồn 220V sang 24V cho cảm biến 4-20mA
Bộ chuyển nguồn 220V sang 24V cho cảm biến 4-20mA

Các loại bộ chuyển nguồn 220V sang 24V bạn cần biết

Có khá nhiều loại bộ chuyển nguồn 220V sang 24V có trên thị trường của chúng ta. Bộ nguồn tổ ong được sử dụng cho các tủ điện giá rẻ cần chi phí thấp & không quá quan trọng về việc bảo vệ các thiết bị phía sau nó. Bộ nguồn DIN Rail với nhiều thương hiệu khác nhau được thiết kế riêng cho các PLC, modul truyền thông, modul chuyển đổi tín hiệu & các cảm biến sử dụng nguồn 24Vdc.

Các bạn khi tìm kiếm các sản phẩm liên quan tới nguồn 24Vdc thì cần phải biết mình cần bộ nguồn như thế nào để sử dụng cho đúng chức năng. Giá thành luôn là lựa chọn đầu tiên với tất cả các tủ điện nhưng nó phải phù hợp với nhu cầu của chúng ta. Chúng ta cùng xem và so sánh sự khác nhau giữa các bộ nguồn như thế nào nhé.

Bộ nguồn tổ ong 220V/24V

Bộ nguồn tổ ong 24Vdc
Bộ nguồn tổ ong 24Vdc

Bộ nguồn tổ ong là loại bộ nguồn được loại bỏ hết tất cả những gì dư thừa không cần thiết từ mỹ quan bên ngoài, các terminal và kể cả các tiêu chuẩn về an toàn. Lý do duy nhất là để tối ưu nhất về chi phí sản xuất. Chính vì thế mà bộ nguồn tổ ong luôn luôn có giá thành rất thấp so với các loại bộ nguồn khác.

Các đối tượng sử dụng bộ nguồn tổ ong là học sinh, sinh viên, các dây đèn LED, cấp nguồn cho các thiết bị trong thời gian ngắn, các tủ điện có chi phí thấp …

Một trong những điểm mà mình không thích loại nguồn tổ ong chính là các terminal nguồn 220V đầu vào và 24Vdc đầu ra rất gần nhau & nhìn không an toàn. Một điểm nữa mình không thích loại nguồn này chính là dù có đánh dấu rõ ràng nguồn L-N tương ứng nguồn 220Vac và COM, V+ nhưng rất dễ nhầm lẫn giữa các chân này. Chỉ cần kết nối nhầm lẫn thì dẫn đến cháy nổ.

Ngoài ra, điểm mình thường hay gặp nhất đó chính là bị rò điện từ vỏ của bộ chuyển nguồn 220V sang 24Vdc. Vỏ của bộ nguồn tổ ong là kim loại và không được sơn cách điện. Đó là đặc thù của loại bộ nguồn này. Khi bị rò điện mà chúng ta không biết rất dễ gây giật người sử dụng. Dù rằng giá rẻ nhưng bộ nguồn tổ ong chưa bao giờ là thiết bị mình sử dụng trong tủ điện tín hiệu, điều khiển và kể cả dùng để kiểm tra – cấp nguồn thiết bị cảm biến.

Mình luôn sử dụng bộ nguồn tiêu chuẩn của hãng, loại gắn trên DIN Rail để đảm bảo an toàn & cảm thấy an tâm hơn rất nhiều so với loại tổ ong. Còn các bạn thì sao ?

Bộ nguồn 220V/24V gắn DIL Rail tủ điện

Bộ nguồn công nghiệp gắn DIN Rail tủ điện
Bộ nguồn công nghiệp gắn DIN Rail tủ điện

Bộ nguồn 220V/24V gắn tủ điện phổ biến nhất có lẽ là Sitop của Siemens đi cùng với các thiết bị PLC Siemens, Weidmuller của Đức, PULS – Đức , Wago – Đức hay thấp hơn Meanwell của Đài Loan, Delta cũng của Đài Loan…Tất cả các hãng này đều khá nổi tiếng và được ưa chuộng sử dụng tại Việt Nam.

Điểm khác biệt lớn nhất của các bộ nguồn DIN RAIL so với các bộ nguồn thông thường đó chính là khả năng chịu quá tải lên tới 150% cũng như công suất lớn hơn hẳn so với các loại tổ ong. Một số loại hiện đại hơn còn có thể tự ngắt khi quá tải & quan trọng nhất là thời gian sử dụng có thể lên tới 1.000.000 h mới cần thay thế hoặc ảnh hưởng tới chất lượng.

Bộ nguồn 220V của các hãng lớn thường có thể tùy chọn các chuẩn ngõ ra như 5V, 12V, 24V, 48Vdc thậm chí một số bộ nguồn còn có thể giao tiếp qua RS232.

Các bộ nguồn 220V này còn được gọi là bộ nguồn công nghiệp bởi một số bộ nguồn công suất lớn còn tích hợp cả quạt tản nhiệt như các biến tần vậy. Thậm chí một số bộ chuyển nguồn có tích hợp cả màn hình để hiển thị input đầu vào và output ngõ ra để chúng ta có thể dễ dàng theo dõi các thông số vào & ra trong quá trình sử dụng.

Bộ nguồn 24Vdc Seneca - Italy
Bộ nguồn 24Vdc Seneca – Italy

Theo các bạn thì bộ chuyển nguồn 220V sang 24V nào được sử dụng nhiều nhất. Thật sự mà nói thì bộ nguồn có giá thành rẻ được sử dụng nhiều nhất. Trong một số trường hợp thì bộ nguồn tiêu chuẩn, công suất lớn lại là một thiết bị không thể thay đổi trong các tủ điều khiển.

Tùy theo điều kiện sử dụng mà chúng ta sẽ chọn một loại bộ nguồn cho phù hợp. Điều chúng ta quan tâm nhất khi chọn bộ nguồn 220V/24V đó chính là công suất. Các chỉ số còn lại gần như không quá quan trọng nếu chúng ta chọn công suất phù hợp.

Chúc các bạn thành công !

Kỹ sư Cơ – Điện Tử

Nguyễn Minh Hòa

Mobi : 0978.79.55.66

Mail : hoa.nguyen@huphaco.vn

 



Bài viết liên quan

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet là một thiết bị giúp kết nối và chuyển đổi dữ liệu giữa hai giao thức truyền thông công nghiệp phổ biến, Profibus và Profinet. Hệ thống tiêu chuẩn trong bộ lập trình PLC Siemens sử dụng Profibus để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên,…

Rơ le bán dẫn 220V - RSR52-24A80 Sử Dụng SSR1 Pha 40A – 80A Với Nhiều Loại Tín Hiệu Điều Khiển Khác Nhau

SSR 1 pha còn được gọi là relay bán dẫn 1 pha hay rơ le bán dẫn 1 pha. “SSR 1 pha” là viết tắt của thuật ngữ “Single Phase Solid State Relay”. Solid State Relay là một thiết bị điện tử có khả năng chuyển đổi điện năng đến tải mà không sử dụng…

Đồng hồ áp suất Hydrogen có relay Quản lý Áp suất Tối ưu: Đồng hồ Khí Hydrogen

Đồng hồ áp suất khí hydrogen là một thiết bị đo áp suất dùng để đo áp suất của khí hydrogen. Nó được sử dụng trong các hệ thống lưu trữ và sử dụng hydrogen, và cần đảm bảo chính xác về áp suất để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của…