Bật mí các kiến thức hữu ích về cảm biến áp suất lốp 

Cảm biến áp suất lốp là gì

Cảm biến áp suất lốp là phụ kiện ô tô, chúng giúp xác định chính xác trị số áp suất lốp xe nhanh chóng và hiệu quả. Sau đây bạn sẽ được cập nhật các kiến thức về khái niệm, công dụng cùng cách nhận biết một số dòng sản phẩm nổi bật.

Cảm biến áp suất lốp là gì
Bạn biết gì về sản phẩm này?

Bật mí khái niệm cảm biến áp suất lốp

Cảm biến áp suất lốp có tên khoa học (tên Quốc tế) Tire Pressure Monitoring System. Chúng được viết tắt là TPMS. Đây được hiểu là hệ thống để theo dõi áp suất lốp của xe ô tô. 

Ngoài ra, chúng còn giúp kiểm soát nhiệt độ và áp suất lốp. Từ đó giữ hệ thống vận hành ở mức độ an toàn. Nếu vô tình có điều bất thường gì xảy ra, hệ thống sẽ gửi tín hiệu để cảnh báo khách hàng. Nhờ vậy chúng ta có hướng xử lý kịp thời hơn. 

Tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của thiết bị áp suất lốp 

Cảm biến áp suất lốp xuất hiện từ những năm 1986 khi được trang bị trên dòng xe Porsche 959. Sau đó chúng được ứng dụng rộng rãi hơn ở các dòng xe hạng sang như BMW, Audi, Mercedes…

Với xã hội phát triển ngày một nhanh chóng hơn, các phương tiện giao thông đa dạng và hoạt động với tần suất lớn hơn. Do đó, chúng ngày càng được đầu tư nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, thiết bị được đặt tại các hệ thống xe để tăng độ an toàn cũng như cảnh báo đến khách hàng để có hướng phát triển và giải pháp nhanh chóng nhất.

Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của thiết bị xác định áp suất lốp

Hiện tại có 2 dòng cảm biến chính là cảm biến áp suất lốp xe hơi trực tiếp và gián tiếp. Cơ chế hoạt động của hai dòng này cũng có những sự khác biệt, bạn có thể tìm hiểu chi tiết ở phần này. 

Loại 1: Cảm biến áp suất lốp xe hơi trực tiếp

Chúng là một mạch điện tử có cấu tạo đặc trưng. Về cơ bản, các thành phần sẽ gồm bộ vi xử lý, van đo áp suất và hệ thống thu phát sóng vô tuyến. 

Đối với cảm biến lốp xe hơi trực tiếp, bạn có thể lắp đặt tại trong hoặc ngoài. Về thiết kế, chúng được xây dựng dưới dạng van tương thích với nhiều thiết bị lắp đặt khác nhau..

Loại 2: Cảm biến áp suất lốp xe ô tô gián tiếp

Sản phẩm này giúp xác định những thông tin về tốc độ quay của bốn bánh. Chúng được lắp đặt ở tất cả hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Tiếp đến, chúng giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường về áp suất lốp. 

Về nguyên lý hoạt động, giả sử có 1 bánh xe bị mềm đi, điều này tương đương với đường kính lốp bị giảm đi. Như vậy, bánh xe đó sẽ quay nhanh hơn các bánh xe còn lại. Khi đó, tín hiệu thông báo sẽ truyền tin để người lái hoặc tài xế biết được. Nhờ vậy, các giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở rõ ràng. 

Hình ảnh minh họa sản phẩm thực tế
Hình ảnh minh họa sản phẩm thực tế

Tìm hiểu về cảm biến áp suất lốp xe gắn trong

Từ tên gọi, bạn đã hình dung phần nào về vị trí lắp đặt của sản phẩm. Chúng được gắn bên trong lốp xe và được thay thế cho van ban đầu. Bạn sẽ được cung cấp thêm các thông tin về ưu và nhược điểm chi tiết như thế này: 

Ưu điểm của cảm biến áp suất lốp xe trong:

  • Do đặc tính được gắn bên trong lốp nên khá an toàn, bạn không phải lo lắng về việc bị mất trộm.
  • Khả năng thẩm mỹ ban đầu của lốp xe không bị ảnh hưởng.
  • Bạn có thể dễ dàng thay thế sản phẩm khi bị hư hỏng hoặc hết pin.

Nhược điểm của cảm biến áp suất lốp xe trong:

  • Lắp đặt bên trong nên đôi khi bạn cần thời gian và nhiều công sức hơn để tháo ra hoặc thay thế sản phẩm mới. 
  • Khách hàng khó tự mình thực hiện thay thế sản phẩm hay kiểm tra mà cần có sự can thiệp của người có chuyên môn. 

Tìm hiểu về cảm biến xác định áp suất lốp xe gắn ngoài

Tương tự, đây là sản phẩm được gắn bên ngoài lốp xe. Chúng cũng gồm những ưu điểm và nhược điểm cụ thể như sau:

Ưu điểm của cảm biến gắn ngoài:

  • Dễ dàng lắp đặt mà không cần nhiều công sức. Bạn có thể tự tiến hành không cần sự can thiệp của thợ hoặc người có chuyên môn.
  • Van cảm biến bị hỏng, phương pháp thay thế khá dễ dàng.

Nhược điểm của cảm biến gắn ngoài là gì?

  • Khách hàng cần sự hỗ trợ của 1 sản phẩm chuyên dụng để mở van cảm biến chuyên dụng.
  • Van được lắp đặt ở bên ngoài lốp nên bạn có thể bị mất hoặc vô tình đánh rơi.. 

Bảng phân biệt ưu và nhược điểm của 2 hình thức cảm biến phổ biến

 

Cảm biến áp suất lốp xe gắn bên trong

Cảm biến áp suất lốp xe gắn bên ngoài

Ưu điểm

Về tuổi thọ pin, kéo dài 3 – 5 năm 

Thuận lợi cho việc bơm xe và tiết kiệm thời gian

Được lắp đặt bên trong giúp kéo dài độ bền sản phẩm. 

Khả năng thay thế đơn giản, dễ dàng. 

Khả năng kiểm soát khá dễ dàng. 

Khả năng đưa ra phương án để tiết kiệm nhiên liệu tốt. 

Khả năng tránh sự hao mòn sản phẩm tốt. 

 

Nhược điểm

Thao tác lắp đặt không dễ dàng, cần sự phối hợp từ chuyên gia.

Khả năng lắp đặt đơn giản, bạn có thể tự tiến hành tại nhà. 

3 lý do khách hàng nên lắp đặt sản phẩm này sớm

Chức năng chính của sản phẩm để xác định áp suất lốp, từ đó thông báo đến khách hàng. Điều này giúp tăng độ an toàn cho quá trình di chuyển. Đây chính là sản phẩm vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳ loại ô tô nào.

Hiển thị kết quả đo
Hiển thị kết quả đo

Lý do 1: Tăng khả năng bảo vệ lốp xe an toàn

Với cảm biến áp suất lốp, bạn có thể biết được tình trạng nhiệt độ và áp suất lốp xe. Nhờ đó biết những diễn biến đang xảy ra, tình trạng ra sao, có an toàn không. Điều này giúp bạn tăng khả năng bảo vệ lốp xe của bạn.

Lý do 2: Tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu một cách tối đa

Nếu không có thiết bị này, khách hàng thường khó có thể xác định chính xác được mức độ hơi của xe, non hoặc căng. Điều này có thể tăng lượng hoặc giảm masat. Nếu ma sát quá cao, điều này đồng nghĩa với việc nhiên liệu bị hao tổn. 

Lý do 3: Khách hàng có cảm giác an toàn khi lái xe hơn

Khi có một thiết bị chuyên dụng như vậy, bạn chắc chắn sẽ tự tin hơn. Không phải lo lắng đến việc lốp xe có non hay căng hơi quá. Điều này cũng duy trì trạng thái cảm xúc tốt hơn. 

Các bộ phận chính của bộ cảm biến áp suất lốp ô tô 

Thiết bị này cũng gồm các bộ phận chuyên dụng như van cảm biến, bộ xử lý trung tâm và hệ thống màn hình hiển thị.

Bộ phận van cảm biến áp suất lốp

Chức năng chính của bộ phần này giúp đo áp suất ở mỗi lốp xe.Về chất liệu, chúng được làm từ thép không gỉ và có thêm lớp màn cảm biến. Chức năng của bộ phận này, giúp khuếch đại nguồn tác động thành tín hiệu để đưa đến khách hàng. 

Bộ phận bộ xử lý trung tâm

Về chức năng, chúng giúp xử lý các tín hiệu thu được từ cảm biến và phát ra màn hình hiển thị riêng như DVD hoặc điện thoại. 

Bộ phận màn hình hiển thị

Đây là bộ phận giúp hiển thị các thông số để tăng áp suất lốp ô tô. Chúng có thể có hoặc được thay bằng các thiết bị hiển thị như điện thoại thông minh hoặc đồng hồ thông minh. 

Trên đây là các kiến thức quan trọng về cảm biến áp suất lốp. Nếu bạn còn câu hỏi nào để làm rõ những vấn đề trên thì đừng ngần ngại hỏi để được cập nhật thêm các thông tin nhé! 

 

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Hotline: 0978795566