Quy Ước Màu Dây Loadcell – Sơ Đồ Chân Loadcell

Quy ước màu dây loadcell

Quy ước màu dây loadcell không hoàn toàn giống nhau giữ các nhà sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên tắc chung để anh em có thể xác định dây nào là dây cấp nguồn, dây nào là dây tín hiệu và dây nào là dây chống nhiễu.

Loadcell thông thường sẽ có 4 dây hoặc 6 dây nhưng đều dùng các màu dây giống giống nhau: Đỏ – Đen – Xanh Lá – Trắng – Vàng – Xanh Dương.

Quy Ước màu dây loadcell tiêu chuẩn

Loadcell sẽ có 6 màu dây thường được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên không có một quy định nào nói rằng màu Đỏ – Đen là nguồn cấp hay Trắng – Đỏ là tín hiệu.

Quy ước màu dây loadcell phụ thuộc vào quy định của từng hãng.

Quy ước màu dây loadcell Mettler Toledo

Quy ước màu dây loadcell  Mettler Toledo
Quy ước màu dây loadcell Mettler Toledo

Loadcell Mettler Toledo một trong những thương hiệu nổi tiếng về cân điện tử cũng như nhà cung cấp loadcell uy tín.

Hầu hết các loại loadcell của loadcell Mettler Toledo có 6 màu dây tương ứng:

  • Green – Xanh lá cây: cho EX+ tương ứng nguồn Dương
  • Black – Đen: cho EX- tương ứng nguồn Âm
  • White – Trắng: cho Signal+ hoặc Signal- ( signal là tín hiệu ngõ ra ) tùy theo model
  • RED – Đỏ: cho Signal+ hoặc Signal- ( signal là tín hiệu ngõ ra ) tùy theo model
  • Yellow – Vàng: cho SE+ hoặc SE- ( dây chống nhiễu ) tùy model
  • Blue – Xanh Dương: cho SE+ hoặc SE- ( dây chống nhiễu ) tùy model
  • Vàng Sọc: dây shield

Như vậy với Loadcell Mettler Toledo chúng ta cũng thấy rằng các màu dây cũng không có sự thống nhất với nhau về quy ước màu dây loadcell dù cùng một loại nhưng lại khác Model.

Quy ước màu dây loadcell Zemic

Quy ước màu dây loadcell Zemic
Quy ước màu dây loadcell Zemic

Loadcell Zemic khá nổi tiếng từ Mỹ có cách quy định màu dây tương tự như các hãng khác nhưng thứ tự màu dây lại khác nhau hoàn toàn so với Loadcell Mettler Toledo.

Cụ thể:

Đối với Loadcell 4 dây:

  • Red – Đỏ: dây Ex+
  • Black – Đen: dây Ex-
  • Green – Xanh lá: dây Sig+
  • While – Trắng: dây Sig-

Đối với loadcell 6 dây

  • Red – Đỏ: dây Ex+
  • Black – Đen: dây Ex-
  • Green – Xanh lá: dây Sig+
  • While – Trắng: dây Sig-
  • Blue – Xanh Dương: dây Se+
  • Yellow – Vàng: dây Se-

Tương tự như các hãng sản xuất loadcell khác thì Zemic cũng không có một quy định cụ thể nào về quy ước màu dây của loadcell. Anh em cần xem kỹ tài liệu kỹ thuật trước khi lắp đặt.

Quy ước màu dây loadcell CAS

Loadcell CAS - Korea
Loadcell CAS – Korea

Loadcell CAS một thương hiệu bình dân khá uy tín khi xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Dù là một thương hiệu của Korea nhưng CAS dần chinh phục thị trường khi mà sản phẩm có giá cạnh tranh & chất lượng đã được minh chứng theo thời gian.

Màu dây của loadcell CAS được quy ước:

  • RED – Đỏ: EX+
  • Black – Đen: Ex-
  • Green – xanh lá: Sig+
  • White – trắng: Sig-

Có lẽ là một thương hiệu giá rẻ nên các tài liệu chi tiết về loadcell không được hãng chú trọng ghi chú đầy đủ. Người dùng loadcell CAS cần tìm tài liệu và đối chiếu với ký hiệu trên loadcell đang sử dụng.

Hbm loadcell

HBM loadcell
HBM loadcell

HBM loadcell có nguồn gốc từ Đức nổi tiếng với các thiết bị có loadcell có độ chính xác cao. Bên cạnh đó giá thành của HBM loadcell cũng không phải thấp so với các đối thủ cùng phân khúc.

Màu dây của loadcell BHM cũng không giống một hãng nào khác. Vd loadcell Z6 có quy ước:

  • Blue – Xanh Dương: dây Ex+
  • Black – Đen: dây EX-
  • While – Trắng: dây Sig+
  • Red – đỏ: dây Sig-
  • Green – Xanh lá: Sen+
  • Gray – xám: – Sen-

Như vậy, các hãng loadcell Mettler Toledo, Zemic, CAS, HBM đều có những quy ước màu dây khác nhau và không hãng nào giống nhau, kể cả cùng một hãng cũng có quy định màu dây khác nhau.

Sơ đồ chân loadcell

Loadcell 4 dâyloadcell 6 dây đều là các loại cảm biến lực phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống cân điện tử và tự động hóa. Tuy nhiên, chúng có một số khác biệt về cấu tạo, chức năng, ứng dụng, cũng như sơ đồ chân loadcell.

Loadcell 4 dây:

  • Có 4 dây chính: 2 dây nguồn (+Exc, -Exc) và 2 dây tín hiệu (+Sig, -Sig).
  • Cầu điện trở: Là thành phần chính để chuyển đổi lực tác dụng thành tín hiệu điện.
  • Chức năng: Đo lực tác dụng lên loadcell và chuyển đổi thành tín hiệu điện tương ứng.

Chọn loadcell 4 dây khi: Bạn cần một cảm biến lực có độ chính xác vừa phải, giá thành hợp lý và môi trường làm việc không quá nhiễu.

Loadcell 6 dây:

  • Có 6 dây: Ngoài 4 dây tương tự loadcell 4 dây, còn có thêm 2 dây chống nhiễu (+Sen, -Sen).
  • Cầu điện trở: Tương tự như loadcell 4 dây.
  • Chức năng: Ngoài chức năng đo lực, 2 dây chống nhiễu giúp giảm thiểu nhiễu điện từ, tăng độ ổn định của tín hiệu.

Chọn loadcell 6 dây khi: Bạn cần một cảm biến lực có độ ổn định cao, chống nhiễu tốt, phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi độ chính xác cao, như cân phòng thí nghiệm, cân công nghiệp, hệ thống tự động hóa trong môi trường nhiễu cao.

Sơ đồ chân loadcell 4 dây

Sơ đồ chân loadcell 4 dây
Sơ đồ chân loadcell 4 dây

Loadcell 4 dây bao gồm:

  • EX+: nguồn Dương
  • Ex-: nguồn Âm
  • Sig+: tín hiệu Dương
  • Sig-: tín hiệu Âm

Đối với loadcell 4 dây chúng ta cần quan tâm ký hiệu trên loadcell và tài liệu có khớp với nhau hay không. Một số hãng loadcell có thể quy ước màu dây trên thiết bị khác với tài liệu hướng dẫn lắp đặt.

Sơ đồ chân loadcell 6 dây

Sơ đồ chân loadcell 6 dây
Sơ đồ chân loadcell 6 dây

Đối với loadcell 6 dây sẽ giống như loadcell 4 dây nhưng có thêm 2 dây SE+ và SE- có chức năng chống nhiễu.

Loadcell 6 dây bao gồm:

  • EX+: nguồn Dương
  • Ex-: nguồn Âm
  • Sig+: tín hiệu Dương
  • Sig-: tín hiệu Âm
  • SE+: chống nhiễu Dương
  • SE-: chống nhiễu Âm

Loadell 6 dây có cấu tạo chức năng hoàn toàn giống loadcell 4 dây nhưng có thể 2 dây chống nhiễu. Điều đó có nghĩa rằng loadcell 6 dây sẽ ổn định hơn về tín hiệu xuất ra.

Tất nhiên, loadcell 6 dây thường có giá cao hơn so với loadcell 4 dây cũng chính vì chức năng chống nhiễu tốt hơn. Nếu được lựa chọn loadcell ngay từ đầu anh em nên chọn loadcell 6 dây nhé.

Kết nối loadcell với PLC

Kết nối loadcell với PLC
Kết nối loadcell với PLC

Để kết nối loadcell với PLC bạn cần một bộ khuếch đại loadcell từ tín hiệu mV/V sang 4-20mA / 0-10V, modbus RTU, Modbus TCP-IP, Profinet.

Seneca có nhiều phiên bản cho anh em lựa chọn:

  • Z-SG cho ra 4-20mA, 0-10V, modbus RTU
  • Z-SG3 cho ra 4-20mA, 0-10V, modbus RTU nâng cao
  • ZE-SG3 cho ra 4-20mA, 0-10V, modbus RTU nâng cao và Modbus TCP-IP
  • ZE-SG3-P cho truyền thông Profinet của Siemens

Anh em cần xác định đầu vào của PLC để chọn bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell phù hợp trước khi kết nối loadcell với PLC. Nếu còn chưa biết nên dùng loại nào thì liên hệ mình tư vấn nhé.

Đầu đọc loadcell STR561-12ABC-T128

Đầu đọc loadcell được xem là một thiết bị không thể thiếu bên cạnh loadcell cân điện tử. Các đầu đọc loadcell sẽ đọc trực tiếp từ loadcell hoặc bộ cộng loadcell.

Mình lấy dẫn chứng đầu đọc loadcell STR561-12ABC-T128 từ kết nối, hiển thị và truyền tín hiệu về PLC.

Indicator loadcell STR561-12ABC-T128

Đầu đọc loadcell STR561-12ABC-T128
Đầu đọc loadcell STR561-12ABC-T128

Indicator loadcell STR561-12ABC-T128 là một đầu đọc loadcell đa năng với khả năng đọc được loadcell 4 dây và loadcell 6 dây trực tiếp hoặc thông qua bộ cộng loadcell.

Chức năng

 Chỉ báo/đồng hồ đo bảng điều khiển để thu thập và truyền lại quy trình, ngay cả với quá trình chuyển đổi nhanh.

 

 

Thông số kỹ thuật

Mô tả

 

Kích thước

96 x 48 x 48 mm

Trọng lượng

Xấp xỉ 165

 

Nguồn điện

24..230 V AC / DC 6 W – Isol. 2500

 

Màn hình hiển thị

OLED đồ họa đơn sắc 2.42’’ (màu vàng), 128 x 64 pixel

Đầu vào analog cho cảm biến tải

1 x 23 bit (8000000 điểm). Tối đa 2 cảm biến tải song song 350Ω, hoặc tối đa 4 cảm biến tải 720Ω. – Độ tuyến tính <0,01% trên F.S. – Trôi dạt nhiệt <0,001% trên F.S./°C – Tín hiệu đầu vào tối đa 39 mV – Độ nhạy cảm biến tải tối đa 7mV/V

Chiết áp

Tối thiểu 200Ω (10000 điểm) với đầu vào tuyến tính có thể tùy chỉnh (tối đa 16 bước)

Trở kháng

Ri> 1 M

 

Thời gian lấy mẫu

Có thể định cấu hình tốc độ chuyển đổi từ 1 Hz (8000000 điểm) đến 1200 Hz (30000 điểm)

Đầu ra analog

(0/4..20 mA), 0-10V

 

Giao tiếp nối tiếp

RS485 / MODBUS RTU

 

Giao tiếp nối tiếp

RS485 (1200..115200 Baud) cách ly điện

USB

1x micro USB8

 

Chứng nhận

CE, UL

  • Chức năng báo động: Có thể lựa chọn nhiều chế độ báo động khác nhau, bao gồm báo động tuyệt đối/ngưỡng, báo động dải, báo động lỗi cảm biến,…
  • Chức năng TARE: về Zero bằng Digital Input hoặc phím bấm ngay trên màn hình.
  • Chức năng tính tổng: Cho phép cộng dồn giá trị quá trình đo được theo thời gian.
  • Chức năng tính tổng: Cho phép cộng dồn giá trị quá trình vào một biến.
  • Hiển thị xu hướng: Hiển thị xu hướng của giá trị quá trình theo thời gian với nhiều tùy chọn về thời gian lấy mẫu.
  • Truyền lại analog: Truyền lại giá trị quá trình/điểm đặt đến đầu ra analog.
  • Truyền kỹ thuật số: Truyền lại giá trị quá trình/điểm đặt/thông số trên đầu ra nối tiếp RS485.
  • Chức năng khóa: Cho phép khóa các thông số cấu hình và điểm đặt để tránh thay đổi ngẫu nhiên.
  • Giao thức truyền thông: Hỗ trợ giao thức Modbus RTU để giao tiếp với các thiết bị khác.
  • Cấu hình nhanh: Có thể cấu hình nhanh chóng thông qua NFC với ứng dụng MyPixsys hoặc thông qua thẻ nhớ.

Kết nối loadcell 4 dây với đầu cân STR561-12ABC-T128

Kết nối loadcell 4 dây với đầu cân STR561-12ABC-T128
Kết nối loadcell 4 dây với đầu cân STR561-12ABC-T128

Để kết nối loadcell 4 dây với đầu cân STR561-12ABC-T128 điều cần làm đầu tiên là cần xem sơ đồ chân loadcell và quy ước màu dây loadcell của nhà sản xuất.

Đối với bất kỳ một loadcell nào chúng ta cũng cần xác định các chân EX+, Ex-, Sig +, Si- tương ứng với các màu dây nào của nhà sản xuất.

Sau đó anh em kết nối vào đầu cân STR561-12ABC-T128 cho chính xác tương ứng:

  • EX+ kết nối terminal 7 – EXC+
  • EX- kết nối terminal 13 EXC-
  • Si+ kết nối terminal 14 – S + IN
  • Si- kết nối terminal 15 – S – IN

Việc kết nối loadcell 4 dây với đầu cân STR561-12ABC-T128 khá đơn giản khi chúng ta dành chút thời gian để đọc tài liệu của loadcell và đầu cân.

Kết nối loadcell 6 dây với đầu cân STR561-12ABC-T128

Kết nối loadcell 6 dây với đầu cân STR561-12ABC-T128
Kết nối loadcell 6 dây với đầu cân STR561-12ABC-T128

Để kết nối loadcell 6 dây với đầu cân STR561-12ABC-T128 chúng ta cần xem thêm 2 dây SE+ và SE- là dây nào và được ký hiệu là màu gì.

Sau khi xác định được màu dây SE+ và SE- thì việc đầu tiên là anh em Jump SE+ và EX+ lại với nhau. Sau đó Jump EX- và SE- lại với nhau.

Sau khi jump xong việc kết nối với STR561-12ABC-T128 hoàn toàn tương tự như kết nối giữa loadcell 4 dây với đầu cân STR561-12ABC-T128.

Như vậy, việc xác định quy ước màu dây và sơ đồ chân loadcell là một việc cực kỳ quan trọng trong việc kết nối loadcell với đầu cân STR561-12ABC-T128 hoặc PLC.

Anh em có thắc mắc về cách lắp đặt hay kết nối loadcell với đầu cân, bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell, PLC có thể liên hệ mình để được hỗ trợ.

Xem thêm: loadcell là gì?

Chúc các bạn thành công !

Kỹ sư Cơ – Điện Tử

Nguyễn Minh Hòa

Có thể bạn quan tâm

Chat Zalo
Hotline: 0978795566