Tôi tin rằng bất cứ ai cũng muốn đo nhiệt độ cơ thể một cách chính xác, dễ dàng và nhanh chóng nhất có thể khi bạn hoặc người thân đang bị sốt. Bạn muốn đo nhiệt độ cơ thể bằng máy đo nhiệt độ hoặc bạn đang nghĩ tới đo nhiệt độ bằng điện thoại. Suy nghĩ đầu tiên của của mình chính là đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân. Tuy nhiên, ý tưởng này nhanh chóng bị loại bỏ bởi nó tốn thời gian, không an toàn cho trẻ nhỏ và rất chậm có kết quả.
Nếu bạn làm theo hướng dẫn của tôi. Tôi tin chắc rằng bạn có thể đo nhiệt độ chính xác trong vòng 10 phút.
Hành trình đo nhiệt độ cơ thể
Để tận dụng những gì mình đang có thì đầu tiên mình đã lên google và tìm hiểu các cách đo nhiệt độ thì phát hiện ra điện thoại smart phone cũng có thể đo nhiệt độ được. Tất nhiên, mình cũng rất hào hứng với ý tưởng này và bắt tay vào việc ngay lập tức.
Đo nhiệt độ bằng điện thoại
Để tận dụng những gì đang có là một cái điện thoại mình đang dùng, theo các hướng dẫn trên mạng tải các app về để đo nhiệt độ thuận tiện nhất có thể. Mình đã vào app store của Apple và tải hàng loạt các ứng dụng phần mềm đo nhiệt độ bằng camera, hồng ngoại theo hướng dẫn trên mạng.
Kết quả là chỉ tốn thời gian thôi mấy bạn. Không có một ứng dụng nào có thể đo được nhiệt độ cơ thể cả. Ai từng nghĩ tới cách này và đọc được bài này thì hãy quên chuyện đó đi nhé.
Lúc này mình đã nghĩ tới một cái máy đo nhiệt độ cầm tay mình hay thấy trong các bệnh viện khi đưa con bé của mình đi khám bệnh. Công việc tìm kiếm lại bắt đầu.
Máy đo nhiệt độ hồng ngoại
Sau khi tìm hiểu rất nhiều thông tin trên mạng tôi đã đặt mua máy đo nhiệt độ hồng ngoại của hạng Omron. Tôi chọn Omron vì kiểu dáng đẹp, hiện đại và Omron là một hãng rất nổi tiếng về các thiết bị y tế cũng như thiết bị công nghiệp.
Một nữa tôi đã sai. Tôi không sai khi chọn cái máy đo nhiệt độ omron vì nó dùng rất tốt, rất đẹp và rất chính xác.
Nhưng,
Tôi sai vì nó rất hao pin. Khi cần dùng lại hết pin vì máy đo không thể tự tắt ngay khi không dùng & nó luôn luôn hiển thị nhiệt độ môi trường. Đây là lý do máy đo nhiệt độ của Omron rất nhanh hết pin.
Bạn cứ nghĩ đi. Chúng ta rất khi dùng thiết bị đo nhiệt độ cơ thể vì chỉ khi nào bạn, con bạn hoặc người thân trong gia đình sốt cao mới cần dùng tới. Mà lúc này nó lại hết pin không dùng được. Rất bực đúng không. Ai từng trãi qua thì mới hiểu cảm giác lúc đó thế nào.
Mặc dù trong nhà mình luôn luôn có rất nhiều pin nhưng việc chậm trễ khi con nhỏ bị sốt làm chúng ta rất bực mình. Đó là lý do mình tìm một cái thiết bị đo nhiệt độ cơ thể khác.
Mình đã chuyển sang dùng máy đo nhiệt độ Microlife sau khi thấy các bệnh viện đều dùng loại này. Thật sự về cảm nhận bên ngoài thì Microlife thiết kế xấu hơn Omron khá nhiều. Bản thân mình thật sự không thích mấy cái thiết kế của Microlife.
Tuy nhiên,
Cái mình cần nhất chính là hiệu quả thì Microlife phát huy rất tốt. Việc hết pin không còn xuất hiện nữa. Mình đã dùng hơn 1 năm và chưa hề thay pin lần nào. Về sai lệch nhiệt độ khoảng 0,2-0,5oC cũng tạm chấp nhận được.
Một cái mình thấy khá thích nữa khi dùng máy đo nhiệt độ của Microlife đó chính là khi nhiệt độ trên 37.5oC thì sẽ hiện màu nền đỏ để chúng ta biết được là người đó đang bị sốt. Còn thông thường khi nhiệt độ nhỏ hơn 37.5oC là màu xanh lá cây.
Nếu mình nhớ không nhầm thì máy đo nhiệt độ cơ thể microlife còn có giá thành thấp hơn cả Omron mấy bạn ah. Mấy bạn có thể mua cả hai loại này ở các nhà thuốc hoặc trên các trang thương mại điện tử như Shopee, lazada, Tiki …
Nhiệt kế công nghiệp hay máy đo nhiệt độ công nghiệp sẽ như thế nào?
Nếu bạn không phải người hay sử dụng các thiết bị đo nhiệt độ trong công nghiệp thì chắc chắn rằng bạn sẽ khá là bất ngờ với cách mà thường dùng để đo nhiệt độ trong công nghiệp. Bởi, các thiết bị khá là thô, nhìn không được đẹp như các thiết bị đo nhiệt độ cho con người.
Tôi là một người tiếp xúc hằng ngày với các thiết bị này. Sẵn đây tôi sẽ cho mọi người biết thêm về các thiết bị này. Biết đâu một ngày nào đó bạn bắt gặp nó và biết nó là cái gì.
Súng đo nhiệt độ công nghiệp
Cái thiết bị đo nhiệt độ cầm tay bằng hồng ngoại này có thiết kế giống như máy đo nhiệt độ hồng ngoại của Omron và Microlife vậy. Chỉ khác là khả năng đo nhiệt độ lớn hơn và có thiết kế chuẩn công nghiệp để tránh va đập mạnh cũng như tác động của nhiệt độ môi trường bên ngoài.
Loại này có nhiều hãng lắm như Fluke ( khá nổi tiếng ), Bosch, Hioki, Flir … mình chỉ biết mấy hãng này thôi. Ngoài ra còn rất nhiều hãng khác nữa.
Ngoài ra còn một cách đo cũng khá phổ biến & ngày càng được yêu thích sử dụng đó chính là công nghệ để đo nhiệt độ. Các cảm biến nhiệt độ công nghiệp sẽ kết nối với các app do hãng Seneca sản xuất. Khi đó chúng ta chỉ cần bật app lên thì nhiệt độ sẽ hiển thị ngay trên màn hình app đã cài đặt. Đây là một cách đo nhiệt độ mới & được rất nhiều bộ phận QC thường xuyên xử dụng.
Nhiệt kế công nghiệp – đồng hồ đo nhiệt độ công nghiệp
Một loại đo nhiệt độ phổ biến nhất trong công nghiệp đó chính là nhiệt kế công nghiệp hay còn gọi là đồng hồ đo nhiệt độ công nghiệp. Loại này là loại có một mặt tròn bên trong có kim chỉ thị nhiệt độ. Bên dưới là đầu dò nhiệt độ cố định hoặc loại dây có thể cắm vào nơi cần đo nhiệt độ.
Đồng hồ đo nhiệt độ công nghiệp này được làm bằng Inox 304 hoặc 316L và được lắp cố định vào các bồn chứa hoặc các đường ống. Nhiệt độ tăng hoặc giảm thì kim đồng hồ chỉ thị ngay trên mặt đồng hồ này.
Nhiệt kế công nghiệp này cũng có khá nhiều hãng cung cấp như : Georgin, Wika, Wise, Nuova fima, Tema, Suku … Mỗi hãng sẽ có một chất lượng và giá cả khác nhau. Tất nhiên, các thương hiệu lớn thường giá cao hơn so với các thương hiệu kém phổ biến hơn.
Nhìn chung các hãng thuộc G7 thường có chất lượng tương đồng nhau. Không có sự chênh lệch quá nhiều về chất lượng & giá cả.
Cảm biến nhiệt độ công nghiệp
Trong công nghiệp mấy bạn. Họ không dùng các các thiết bị trong cuộc sống thường ngày để đo lường bởi đủ khả chịu được điều kiện làm việc liên tục nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác. Các nhà máy đều dùng chung một chuẩn với nhau, có thể là khác hãng, khác hình dáng, khác thiết kế nhưng về nguyên lý thường là giống nhau trừ khi là các ngành nghề đặc biệt.
Để đo và hiển thị đươc nhiệt độ trong công nghiệp người ta cần ít nhất 2 thiết bị :
- Cảm biến nhiệt độ với nhiều loại như pt100, can k, can J …
- Bộ hiển thị nhiệt độ dùng để đọc tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ
Ngoài ra, các nhà máy còn dùng thêm bộ chuyển đổi nhiệt độ để đưa tín hiệu về PLC hoặc đưa tín hiệu vào các bộ hiển thị, điều khiển nhiệt độ cho chính xác hơn.
Nói chung trong ngành công nghiệp sản xuất, bia rượu, sữa, xi măng, thủy điện … đều dùng loại cảm biến nhiệt độ công nghiệp này. Một số ngành nghề khác sẽ dùng các loại cảm biến đặc biệt hơn như dầu khí, hóa chất, dàn khoan … sẽ dùng cảm biến nhiệt độ phòng nổ.
Cảm biến nhiệt độ dầu khí, hóa chất, tàu biển, dàn khoan …
Sẵn đây mình chia sẻ luôn cho mọi người loại cảm biến nhiệt độ dùng trong dầu khí, hóa chất, tàu biển …Trong điều kiện dễ cháy nổ thì các cảm biến, đồng hồ đo hay các thiết bị đo mức đều phải đạt chuẩn phòng nổ Atex nhằm đảm bảo thiết bị phải luôn luôn không thể gây ra cháy nổ.
Đây là một loại cảm biến nhiệt độ với chuẩn Atex phòng nổ, nhìn bên ngoài thì không khác là mấy so với các loại cảm biến nhiệt độ thông thường. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là khả năng chống cháy nổ của bản thân nó & được phép sử dụng trong môi trường dễ gây nổ.
Tôi hy vọng rằng với kiến thức chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho các bạn về các thiết bị đo nhiệt độ từ trong cuộc sống hằng ngày cho tới trong sản xuất công nghiệp. Nếu các bạn có ý kiến gì, hãy cho mình biết bên dưới nhé.
Chúc các bạn thành công !
Kỹ sư Cơ – Điện Tử
Nguyễn Minh Hòa
Mobi : 0937.37.55.66
Mail : hoa.nguyen@huphaco.vn